Bà mẹ nào cho con bú cũng cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng loại thực phẩm nào nên tránh, loại nào vẫn có thể ăn được mà không ảnh hưởng đến bé yêu là một điều vô cùng quan trọng mà không phải mẹ nào cũng biết.
1. Cá
Đây là một nguồn protein rất tốt và một vài loại cá như cá hồi và cá ngừ còn có thể cung cấp omega-3 mà cơ thể cần nhưng trong cá cũng có thể chứa thủy ngân và các chất ô nhiễm khác. Theo khuyến cáo của FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ), phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ vẫn nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần, nhưng phải được nấu chín. Hãy chọn những loại có có mức thủy ngân thấp hơn như cá hồi, cá rô phi và cá hồi biển. Các loại cá bạn nên tránh khi đang >cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
2. Đồ ăn cay
Nhiều người vẫn có thói quen ăn cay kể cả khi trong thời gian nuôi con bằng sữa. Thế nhưng điều này có thế khiến bé ngứa ngáy, khóc quấy hàng giờ và thậm chí là tiêu chảy. Hãy thử thêm gia vị cho món ăn mà không dùng đến gia vị cay, chẳng hạn như cho vào món gà một ít nước cốt chanh. Nếu cần thay thế gia vị cay cho một món xào, bạn hãy cho vài món ăn có một ít gừng cho ấm, bạn nên biết gừng còn là gia vị có thể giúp làm dịu bụng của bé.
3. Bạc hà, mùi tây và xô thơm
Đây là những loại rau thơm rất phổ biến và chứa đầy hương vị nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mà cơ thể có thể sản xuất được. Ví dụ, quá nhiều mùi tây, bạc hà và xô thơm có thể gây nên tình trạng ngưng tiết sữa vì trong chúng có một số thành phần làm giảm lượng sữa của bạn. Thậm chí kẹo hay kem đánh răng có vị bạc hà cũng có thể là vấn đề.
4. Sữa
Sữa hầu như không phải là thực phẩm cần tránh nhưng nếu nó gây ra các vấn đề cho bé thì bạn chắc chắn nên ngừng lại. Bởi vì khi mẹ uống sữa, nhiều bé có thể gặp phải các vấn đề về da, khó thở sau khi bú hay những triệu chứng khác.
5. Trà
Trà cũng có chứa caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và cả bé. Nó cũng có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thu sắt - chất cần thiết cho năng lượng của bạn hơn. Nếu bạn vẫn muốn uống trà, hãy đặc biệt tránh uống khi bạn ăn thực phẩm giàu chất sắt.
6. Trứng, đậu phộng và các loại hạt
Dị ứng với trứng, đậu phộng hay các loại hạt khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng vì chúng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn nên xác định tránh có thể rất khó khăn. Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn (bơ sữa, đậu nành, lòng trắng trứng, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt). Sau hai tuần, thì có thể ăn lại dần dần từng loại thực phẩm dễ gây dị ứng nói trên cách quãng thời gian là 4 ngày để theo dõi triệu chứng của trẻ.
7. Đồ uống có đường
Cho con bú có thể khiến bạn hay bị khát hơn thông thường nhưng dù có khát thì bạn cũng nên bổ sung thêm nước lọc chứ không phải là những loại đồ uống có đường vì chúng chỉ chứa nhiều calo nhưng lại không có chất >dinh dưỡng gì.
8. Đồ uống có cồn
Thỉnh thoảng chỉ một ly rượu trong bữa tối thì không có vấn đề gì, điều này đã được các chuyên gia đồng tình. Thế nhưng, theo Viện Nhi của Mỹ, nếu bạn có thói quen uống rượu nhiều hoặc không điều độ, bạn có thể gặp tác dụng phụ như: mơ màng, ngủ quá nhiều, yếu ớt, trẻ tăng cân bất thường và có thể bị giảm phản xạ tiết sữa của người mẹ.
Nếu bạn vẫn uống thì không nên cho con bú khi cồn chưa tan hết. Với 340ml bia hay 142ml rượu thì bạn phải đợi ít nhất là 3 tiếng.
9. Các loại đỗ, bắp cải, súp lơ
Ăn bông cải xanh, súp lơ và những loại rau gây đầy hơi có thể khiến con bạn ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thì mỗi người đều có những kinh nghiệm khác nhau về món rau này. Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, bạn có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của con bạn có tiến triển tốt hơn không. Tuy vậy bạn cũng không nên ngưng hoàn toàn mà hãy ăn lại với lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho >sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên hấp qua thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.
10. Sô cô la và cà phê
Cả hai loại này đều có chứa caffeine và những thức uống năng lượng và cô ca cô la cũng vậy. Caffeine có thể bị nhiễm vào sữa mẹ và vào cơ thể bé. Do không bài tiết caffeine được như người lớn nên bé bị ngứa ngáy, khó chịu và thậm chí là không ngủ được nếu có nhiều caffeine trong cơ thể. Nếu không thể bỏ được thói quen này, bạn có thể hạn chế điều này bằng cách chỉ uống ngay sau thời điểm vừa cho bé bú xong.