Bà bầu ăn trưng vịt lộn được không? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi vì vẫn còn rất nhiều tranh cãi bên cạnh tác dụng và những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời chi tiết và chính xác nhất nhé!

15:15 18/10/2022

Vấn đề >bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? vẫn luôn là để tài gây nhiều tranh cãi giữa các >mẹ bầu. Vậy đâu là câu trả lời chính xác, hãy cùng khám phá ngay câu trả lời chính xác nhất ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn vốn nổi tiếng là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cao. Cụ thể, theo các chuyên gia dinh dưỡng: mỗi quả chứa đến 182 kcal, 12.4 lipid, 82 mg Canxi, 13.6 Protein, 600mg Cholesterol, 212 mg phốt pho, cùng các loại vitamin khác. Còn theo Đông y, trứng vịt lộn nếu được ăn cùng rau răm, gừng tươi sẽ là một bài thuốc tốt chữa bệnh thiếu máu, suy nhược, đau đầu chóng mặt và chữa yếu sinh lý.

 Trứng vịt lộn - món ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao!

Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc tăng cường sinh lý có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, là một cách tăng cường sinh lý. Chỉ cần một quả trứng vịt lộn mỗi sáng thôi là cung cấp đủ năng lượng cho bạn trong suốt một ngày làm việc rồi nhé!

Tuy nhiên, trứng vịt lộn có chứa một hàm lượng Cholesterol khá cao, với 600mg/quả, nên nếu ăn nhiều thì lượng Choresterol càng tăng sẽ gây ra một số biến chứng như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực... Vì vậy, tuy giàu dinh dưỡng, nhưng không nên ăn quá thường xuyên. Vậy mẹ bầu có được ăn trứng vịt lộn không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn có công dụng tu âm dưỡng huyết, ích trí giúp cơ thể nhanh hồi phục. Mặc dù có chứa Cholesterol nhưng nếu ăn với lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho mẹ và bé. Chính vì thế, muốn đảm bảo >sức khỏe tốt và khai thác triệt để công dụng của trứng vịt lộn các mẹ sau khi sinh chỉ nên ăn trung bình tối đa 1 quả/lần và trong tuần không nên ăn quá 2 quả/tuần.

 Bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt, nếu biết ăn đúng cách!

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện chưa có kết quả nào khẳng định ăn trứng vịt lộn không tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Về cơ bản món ăn này giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé. Nhưng khi ăn trứng vịt lộn hơn 2 quả/tuần có thể gây ra tình trạng thừa vitamin A, tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của con, gây cản trở quá trình hình thành xương, phát triển chiều cao của trẻ.

Bên cạnh đó, trứng vịt lộn cũng là thực phẩm tốt cho các mẹ bỉm để phục hồi sức khỏe sau khi sinh:

- Bổ sung năng lượng cho cơ thể nhờ vào hàm lượng calo, protein và chất béo cao.

- Trong trứng vịt lộn cũng có sắt, vì vậy rất tốt cho máu, đặc biệt là phụ nữ sau sinh vì cơ thể mẹ có thể bị mất nhiều máu khi sinh.

- Trứng vịt lộn cũng giàu vitamin A nên rất tốt cho mắt, giảm căng thẳng.

- Sau sinh dùng trứng vịt lộn với gừng hoặc rau răm cũng là biện pháp để cải thiện sinh lý.

Bà đẻ khi ăn trứng vịt lộn cần lưu ý những điều gì?

Trứng vịt lộn hoàn toàn không giống với những thực phẩm khác, có thể nói đây là thực phẩm “2 mặt”. Chính vì vậy, ngoài việc không được ăn quá nhiều, thì phụ nữ sau khi sinh cần biết thời điểm nào ăn trứng vịt lộn là tốt nhất vì không phải ăn lúc nào cũng được. Để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn hiệu quả, các mẹ nên ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Hạn chế ăn vào buổi tối vì thời gian nàychúng ta thường ít hoạt động, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và khó ngủ.

 Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 quả trứng vịt lộn/tuần, mỗi lần chỉ ăn 1 quả!

Hơn nữa, lượng calo cần nạp trong bữa sáng để bắt đầu một ngày mới là khoảng 20 đến 30% trong tổng lượng calo cần nạp một ngày. Nên trứng vịt lộn là loại thức ăn rất thích hợp cho bữa sáng sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong suốt cả ngày.

Đối với phụ nữ sau khi sinh nếu mắc các chứng bệnh như: cao huyết áp, viêm gan, tim mạch, gút, tiểu đường, gan nhiễm mỡ thì nên kiêng ăn loại thực phẩm này, vì nó có thể gây ra tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và có thể dẫn đến đột quỵ.

Ăn trứng lộn sai cách sẽ như thế nào?

– Trong trứng vịt lộn có chứa cholesterol khá cao, nếu ăn nhiều có thể sẽ làm tăng cholesterol có hại cho máu, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp và đái tháo đường.

– Bên cạnh đó, việc ăn nhiều trứng vịt lộn còn gây dư thừa vitamin A, từ đó dẫn đến hiện tượng vàng da.

– Ngoài ra, trứng vịt lộn còn có tính lạnh, nên nếu ăn nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy. Các mẹ bầu hãy lưu ý nhé!

 Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng!

Tóm lại, trứng vịt lộn hoàn toàn là một nguồn thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho mẹ và bé, nếu được áp dụng một cách đúng cách và đúng liều lượng. Hy vọng với các thông tin mới được chia sẻ trên đây, các mẹ bầu đã có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi bà bầu ăn trứng vịt lộn được không, đồng thời biết cách bổ sung trứng vịt lộn hợp lý để thu được những hiệu quả tốt nhất nhé! Chúc các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ nhé!