Đôi khi mẹ bầu có cảm giác đập thình thịch trong bụng và cứ ngỡ đó là nhịp tim của bé. Nhưng thực tế thì không phải vậy mà đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một hiện tượng nguy hiểm trong thai kì.
Mang thai là quá trình chứng kiến nhiều sự thay đổi cả bên trong cơ thể và ngoại hình bên ngoài của người mẹ, từ các triệu chứng quen thuộc như mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức cho tới vòng ngực sưng to, phù nề, tăng cân... Tuy nhiên đó đều là những biểu hiện thông thường và hầu hết các >mẹ bầu đều gặp phải. Nhưng có một hiện tượng trong thai kì ít được nhắc tới và không phải mẹ nào cũng biết rõ, đó chính là khi thai nhi bắt đầu lớn dần và chèn lên động mạch chủ trong bụng mẹ khiến cho người mẹ đôi khi cảm thấy có nhịp đập mạnh bên trong, thậm chí nhiều mẹ nhầm tưởng đó là nhịp tim thai nhi và không mấy để ý.
Theo chuyên gia về >sức khỏe sinh sản Ashlyn Biedebach thuộc Trung tâm chăm sóc bà mẹ By The Brook Birth Doul (Mỹ): "Thông thường người mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi thay vì nhịp đập của mạch máu bên trong cơ thể mình. Nếu người mẹ cảm nhận nhịp đập của mạch chủ ở vùng bụng trong thời gian mang thai thì rất có thể là do thai nhi đang nằm chèn trên động mạch chủ trong bụng của mẹ".
Động mạch chủ là động mạch chính, lớn nhất trong cơ thể người, có nhiệm vụ dẫn máu chứa nhiều oxy bơm đi nuôi tim và các cơ quan trong cơ thể. Động mạch chủ bụng là động mạch chủ đi đến bụng. Nếu động mạch này vì lí do nào đó bị cản trở sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong thai kì, khi thai nhi ngày càng phát triển có thể sẽ chèn ép lên động mạch chủ bụng, áp lực của máu chảy qua động mạch chủ bụng có thể khiến cho phần bị yếu của động mạch chủ phình ra giống như một quả bóng. Túi phình này chính là nguy cơ sức khỏe cho người mẹ vì nó có thể bị vỡ gây chảy máu trong nghiêm trọng, dẫn đến sốc, thậm chí tử vong.
Dấu hiệu rõ rệt nhất chính là khi mẹ cảm thấy hoặc sờ thấy vùng bụng trên rốn có khối u đập giống với nhịp đập của tim và nhiều mẹ nhầm tưởng đó là nhịp đập hoặc chuyển động của em bé bên trong. Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể người mẹ tăng lên đáng kể từ 30-40%. Điều này có nghĩa là mỗi nhịp tim đập, lượng máu được bơm tăng nhiều hơn khiến cho các xung động mạch chủ ở vùng bụng trở nên rõ rệt hơn. Đây cũng là lí do vì sao mà các bác sĩ luôn khuyến cáo người mẹ tránh nằm ngửa khi ngủ, bởi tư thế nằm ngửa càng khiến cho trọng lượng cơ thể chèn ép lên mạch máu, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Bà Biedebach cũng khuyên mẹ bầu thay vì nằm ngửa hãy chọn tư thế nằm nghiêng để hạn chế áp lực gây chèn ép lên các mạch máu, cản trở lưu thông, nhất là khi thai đã lớn và mẹ cảm giác được nhịp đập bên trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể chèn thêm gối ở đùi và hông để có tư thế nằm thoải mái và dễ chịu hơn. Tư thế nằm nghiêng không chỉ giúp mẹ bầu ngồi dậy dễ dàng, hạn chế tạo sức ép quá lớn lên vùng xương chậu mà còn giúp tăng cường lượng máu và oxy đến tử cung để nuôi thai nhi, không gây áp lực cho tim khiến tim hoạt động bình thường.
Đây là hiện tượng bình thường khi mang thai và thai nhi ngày càng lớn dần chèn ép các cơ quan nội tạng, mạch máu trong bụng mẹ, nhưng nếu mẹ cảm thấy vùng bụng có nhịp đập như tim đập kèm theo đau bụng, ho, khó thở, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời có hướng xử trí phù hợp.