Cảm giác nặng nề vì bàn chân sưng phù trong những tháng cuối thai kỳ luôn khiến bà bầu khó chịu, mệt mỏi. Để giảm sưng chân, chị em có thể áp dụng những mẹo dân gian đơn giản dưới đây.
Trong 3 tháng cuối, các bộ phận tay chân thường sưng húp, cảm giác nặng nề luôn đeo bám bà bầu. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị sưng phù chân như:
- Do sự thay đổi hormone trong thai kỳ: Các hormone thai kỳ tiết ra nhiều trong giai đoạn bầu bí có thể dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố làm giãn thành tĩnh mạch, gây ứ trệ tuần hoàn máu trong lòng tĩnh mạch khiến bàn chân sưng lên.
- Sự cản trở máu về tim trong những tháng cuối: Thai nhi lớn dần làm tăng áp lực ổ bụng, gây sức ép lên các tĩnh mạch vùng chậu khiến máu khó chảy về tim.
- Các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quá trình bơm máu xuống vùng chân: Bà bầu mặc đồ quá chật, phải đứng làm việc trong thời gian dài hoặc mang giày cao gót.
Dù không mong muốn nhưng hiện tượng sưng chân vẫn xảy ra đối với hầu hết các >mẹ bầu. Để cải thiện, bà bầu cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Ưu tiên ăn nhiều các thực phẩm giàu protein, các loại rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin, canxi và kẽm.
Ngoài ra, bà bầu có thể áp dụng các cách dân gian dưới đây để cải thiện chứng sưng chân hiệu quả.
Theo Đông y, nước râu bắp tính bình, vị ngọt có tác dụng lợi tiểu, thanh huyết nhiệt và chữa được nhiều bệnh. Bà bầu uống nước râu bắp trong những tháng cuối sẽ giảm phù nề, phòng tránh tích nước, thải độc cơ thể. Chị em chỉ cần rửa sạch râu bắp, đem nấu sôi và uống thay nước hàng ngày để không còn sưng chân tay.
Hạt mùi (miền Nam gọi là hạt ngò) được nhiều chị em sử dụng để trị các chứng phù nề khi mang thai. Để nấu nước uống, mẹ chuẩn bị 3 muỗng cà phê hạt mùi đã sao khô cho vào 500ml nước nấu sôi. Đến khi nước cạn khoảng một nửa thì tắt bếp. Mẹ bầu dùng nước hạt mùi uống liên tục 3 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng sưng chân giảm đi rõ rệt.
Nếu không quen với mùi vị khó chịu của nước hạt mùi, mẹ bầu có thể cho thêm đường phèn để tạo vị ngọt thanh như trà thảo mộc.
- Gừng tươi: 15g
- Cá chép: 1 con khoảng 500g
- Bạch truật: 10g
- Phục linh: 15g
- Trần bì: 10g
- Bạch thược: 10g
- Đương quy: 10
Trước tiên, mẹ bầu rửa rạch cá chép, đánh vảy, bỏ nội tạng. Các vị thuốc bắc mua ngoài tiệm cho vào một túi vải xô sạch có dây rút. Tiếp đến, cho túi thuốc bắc và cá chép vào nấu trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Bà bầu dùng canh cá chép ngay sau khi nấu 2 lần/tuần để khỏi chứng sưng chân.
- Cá lóc: 1 con cân nặng khoảng 250g
- Bí đao: 500g
- Đậu đỏ: 60g
- Hành lá: 3 cây
Mẹ bầu làm sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi luộc chín nhừ, không thêm bất kỳ gia vị nào. Sau khi nồi canh sôi, mẹ bầu tắt bếp và ăn liên tục trong vòng 3 – 4 ngày. Hiện tượng sưng chân sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Nếu bà bầu không thích ăn cá lóc có thể nấu canh bí đao đậu đỏ (lưu ý không cho muối hay gia vị nào khác) và ăn thường xuyên thay rau để giảm sưng chân.
* Thông tin mang tính tham khảo