Buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tùy theo tình trạng của từng người, mà mẹ buồn nôn nhiều hay ít. Khi buồn nôn mẹ bầu sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ gây suy dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Nên các bà bầu cần tìm hiểu kỹ buồn nôn khi mang thai như thế nào để có biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp cả hai mẹ con vượt qua thời kỳ khó khăn thật an toàn.

lieunguyen 15:20 26/09/2022

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ,... Đây là triệu chứng liên quan đến buồn nôn hoặc nôn của thai kỳ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Thời điểm xảy ra triệu chứng buồn nôn và nôn ở các thai phụ là khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê, trong giai đoạn mang thai thì khoảng 70% chị em, có triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 cho đến tuần 16. Khoảng 10% trong số này vẫn còn xuất hiện triệu chứng sau tuần thứ 20, thậm chí là đến khi sinh nở. Ở những người có cơ địa nhạy cảm thường biểu hiện nôn ói từ sớm và diễn ra rất nghiêm trọng, khó kiểm soát.

 Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở khoảng thời kỳ đầu mang thai!

Theo các chuyên gia, hiện tượng buồn nôn khi mang thai có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Hiện tượng này thì do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế buồn nôn khi mang thai thế nào, có mức độ ra sao còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nó.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn khi mang thai

Buồn nôn khi mang thai thường xuất hiện lúc mới thức dậy và cũng có thể rải rác trong ngày. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn từ tuần thứ sáu và kéo dài đến cuối quý đầu tiên của thai kỳ.


Buồn nôn khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra!

Buồn nôn khi mang thai không tuân theo một quy tắc nào cả. Một số trường hợp, chỉ cần ngửi thấy mùi thức ăn, mùi thuốc lá, mùi mỹ phẩm mà họ quen dùng là đã buồn nôn. Buồn nôn khi mang thai có thể là dấu hiệu bầu sinh đôi hoặc dạng dị thường của nhau thai… nhưng đây là những trường hợp cực hiếm.

Nếu tâm trạng quá căng thẳng, lo âu khi mang thai cũng một trong những nguyên nhân gây ra buồn nôn, mức độ khó chịu ở từng người khác nhau. Buồn nôn có thể chỉ xuất hiện trong vài tuần lễ, nhưng cũng có thể lâu hơn và với mức độ nặng hơn.

Buồn nôn khi mang thai như thế nào? 

Buồn nôn khi mang thai khiến cho cơ thể người mẹ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó hấp thu các chất >dinh dưỡng. Lúc này mẹ sẽ bị thiếu chất, dẫn đến chóng mặt, hay ngất xỉu, về già dễ bị loãng xương do thiếu Canxi. Còn thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thiếu nguồn nguyên liệu để phát triển xương và não bộ, dẫn đến bị còi xương từ trong bụng mẹ, chậm tư duy.


Tùy vào tình trạng có người sẽ bị nôn nghén nặng!

Cách khắc phục triệu chứng buồn nôn khi mang thai của các >mẹ bầu

Để làm giảm chứng buồn nôn khi mang thai thì xây dựng chế độ ăn uống khoa học và dùng thuốc là phương pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng thuốc nếu tình trạng buồn nôn không quá nghiêm trọng.

Quản lý thực đơn và thói quen ăn uống

Nên khi ăn uống mẹ bầu có thể áp dụng một số điều sau để làm giảm chứng buồn nôn như:

- Thay đổi khu vực ngồi ăn nếu như bàn ăn có mùi bếp núc hoặc mùi dầu mỡ khiến bản thân cảm thấy buồn nôn.

- Chia nhỏ thức ăn làm nhiều bữa.

- Tăng cường lượng hydrocarbon trong khẩu phần ăn cũng giúp mẹ “nạp năng lượng” dễ dàng hơn.

- Khi buồn nôn mẹ có thể ngậm sữa đá và uống sữa ướp lạnh, pha đậm dần sữa để tăng dinh dưỡng trong vài ngày.

- Ăn uống cần thanh đạm hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thụ. Nhưng vẫn phải thỏa mãn cảm giác được ăn vị chua, ngọt đắng, cay khi mẹ bầu thèm.

- Loại ra khỏi thực đơn những thức ăn và thức uống làm cho mẹ bầu có cảm giác ghê sợ. Chỉ ăn những đồ mình thích, nhưng cần tránh các loại thức ăn chiên xào hoặc quá nhiều chất béo.

- Nên ăn rau cải luộc, thịt cá, mơ, dưa hấu, nho… Các loại thực phẩm này dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.


Để làm giảm chứng buồn nôn mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa để ăn!

- Uống nhiều nước để tránh mất nước.

Ngoài ra, để giảm chứng buồn nôn khi mang thai, mẹ bầu có thể thay đổi cách chế biến cho dễ ăn. Cũng đừng để quá đói và đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn.

Bên cạnh những lưu ý về thực đơn và các thói quen ăn uống, các mẹ bầu cũng cần lưu ý về những thói quen trong lối sống hàng ngày như:

Giải tỏa tâm lý

Tinh thần thoải mái là điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, làm những việc mình thích, tránh căng thẳng, lo lắng. Trong trường hợp nghén nặng khiến bạn mệt mỏi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc thai kỳ tốt nhất.

Tập luyện hợp lý

 Tập luyện hợp lý để mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, tâm lý thoải mái thì tập luyện thể dục thể thao hợp lý là bí quyết giúp thai phụ giảm nghén hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, tập luyện nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe ở thai phụ, vừa giảm các triệu chứng ốm nghén. Do đó, bạn nên lựa chọn các bài tập như tập hít thở, đi bộ, bơi lội, yoga để thư giãn, cải thiện tâm trạng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, những mẹ bầu hay buồn nôn vào buổi sáng thì hãy nằm yên trên giường nghỉ ngơi và ăn nhẹ một chút trước khi ra khỏi giường để giảm cảm giác buồn nôn nhé!

Tóm lại, hầu hết các trường hợp >ốm nghén khi mang thai là biểu hiện tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nghén nặng khiến mẹ ăn uống kém, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, bạn nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn tại các cơ sở uy tín được được bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ nhé!

Hy vọng qua những chia sẻ của bài viết này, các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về hiện tượng buồn nôn khi mang thai cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này, để mẹ và bé cùng phát triển khỏe mạnh nhé!

lieunguyen | Theo Phụ nữ sức khỏe