Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Mẹ bị thủy đậu khi> mang thai nguy hiểm thế nào?
Thủy đậu, còn gọi là Varicella zoster virus, là một bệnh nhiễm trùng do virus lây lan rất dễ dàng. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp.Thời gian ủ bệnh là hai tuần. Bệnh gây ra phát ban ngứa với các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch, đường kính 2mm – 5mm.
Các triệu chứng khác thường bao gồm sốt, thiếu năng lượng, đau nhức cơ và cảm thấy rất mệt mỏi. Khi thủy đậu xảy ra trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể dẫn đến các vấn đề >sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa/Nguồn: Vinmec
Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ TP Đà Nẵng cho biết: “Trong ba tháng đầu, đặc biệt tuần thứ tám đến tuần thứ mười hai của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bấm sinh theo một số tài liệu là 0,4%. Biểu hiện của Hội chứng thủy đậu bấm sinh là sẹo ở da. Những vấn đề khác có thể xảy ra như nhẹ cân, chi yếu, bệnh đầu to, chậm phát triển tâm thần.
Trong ba tháng giữa, đặc biệt tuần thứ 13-20 của thai kỳ nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh 2%.
Sau tuần thứ 20 của thai kỳ hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi”.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Theo bác sĩ Đào, triệu chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai tương tự như ở người lớn không mang thai, bao gồm phát ban phát triển thành mụn nước nhỏ, ngứa, sốt, đau đầu, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, đau nhức cơ bắp.
Bác sĩ Phan Hoàng Anh Đào, giám đốc phòng khám Hội KHHGĐ TP Đà Nẵng
Phụ nữ mang thai phòng ngừa bệnh thủy đậu thế nào?
Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu khi mang thai là nên kiểm tra sức khỏe thật kỹ trước khi có thai, tiêm phòng để đảm bảo có một khoảng thời gian mang thai khỏe mạnh.
Trong trường hợp phát hiện mình có thể bị nhiễm bệnh thủy đậu, quan trọng là cần cung cấp cho cơ thể đủ nước và chất >dinh dưỡng để hệ miễn dịch hoạt động tối ưu. Tất cả những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh thủy đậu ở >mẹ bầu đều cần có sự cho phép của các bác sĩ có chuyên môn.
“Nếu đang mang thai và đã tiếp xúc với người bị thủy đậu, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay lập tức để giảm nguy cơ mắc vi-rút.
Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể cho phép mẹ bầu sử dụng Acyclovir đường tĩnh mạch để ức chế virus gây bệnh” – Bác sĩ Đào nói.
Bác sĩ Đào khuyên nếu đã tiếp xúc với bệnh thủy đậu, hãy cố gắng tự cô lập mình khỏi những người khác có thể chưa từng mắc vi-rút trước đó. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi-rút sang người khác và giảm nguy cơ bạn bị nhiễm vi-rút.
“Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi chạm vào bất cứ thứ gì có thể bị nhiễm vi-rút. Tránh chạm tay vào mặt hoặc miệng bằng tay và che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh thân thể phù hợp. Hạn chế tiếp xúc, giữ vệ sinh môi trường tránh để bệnh lây lan. Tuân thủ theo sự điều trị của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi ” – Bác sĩ nói.
Bác sĩ Đào cũng lưu ý rằng, vắc-xin thủy đậu không được tiêm cho phụ nữ mang thai. Đây là lý do tại sao hầu hết các bác sĩ khuyên nên tiêm vắc-xin thủy đậu ba tháng trước khi thụ thai.