Chẳng may mẹ bầu bị ốm trong thai kỳ vậy phải làm sao đây?
Bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai phải làm sao có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?… Đây là thắc mắc chung của nhiều >mẹ bầu khi mang thai cần được giải đáp. Vì khi mang thai >sức khỏe của các mẹ rất yếu dễ mắc phải các bệnh thông thường như cảm cúm sốt cao sổ mũi… nhưng không được sử dụng thuốc tùy tiện để chữa bệnh nên các mẹ rất lo lắng. Nếu tình trạng cảm cúm của mẹ bầu kéo dài khả năng năng ảnh hưởng đến thai nhi rất cao và sẽ để lại những di chứng sau này. Vậy các mẹ bầu cần phải làm gì khi bị cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi?
Mẹ bầu có thể điều trị cảm cúm như thế nào?
Cảm cúm có thể làm cho bạn bị kiệt sức khi mang thai, vì vậy hãy để cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bị cúm, bạn sẽ mắc một số triệu chứng sau đây: Sốt, đau đầu, ớn lạnh, ho, sổ mũi...Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng cúm, hãy đi khám bác sĩ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi thật thoải mái và tránh xa công việc cho đến khi hoàn toàn bình phục. Bạn cũng có thể thử các phương pháp điều trị sau:
Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt, để tránh cho cơ thể bị mất nước. Bạn nên dùng nước trái cây giàu vitamin C, chẳng hạn như nước cam, có tác dụng giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Tốt hơn hết là bạn hãy ăn nguyên tép cam để nhận được nhiều lợi ích hơn thay vì chỉ uống nước ép.
Dùng paracetamol sẽ giúp bạn hạ sốt và làm dịu các cơn đau. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn về liều lượng trên hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ nếu không chắc chắn cần uống bao nhiêu
Hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy không khỏe. Bạn đừng đắp chăn làm cho cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi.
Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn thứ gì khi bị ốm, nhưng tốt hơn là bạn nên cố ăn thứ gì đó bổ dưỡng. Hãy ăn trái cây, bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc uống sữa nóng.
Cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai
Không có thuốc chủng ngừa cho chứng cảm lạnh thông thường. Còn cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ cả mẹ và bé yêu. Việc chủng ngừa bệnh cúm là an toàn trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, từ vài tuần đầu tiên đến ngày dự sinh. Vaccine này không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu (Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC).
Hầu hết các bác sĩ khuyên mẹ nên chủng ngừa cúm vào tháng 10 hoặc ngay khi bắt đầu mùa cúm. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể chủng ngừa vào cuối mùa thu hoặc mùa đông.
Các virus gây cảm lạnh hay cúm có thể lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi một ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Nhưng nó cũng lây lan bằng taykhi sử dụng chung đồ dùng với người bị nhiễm bệnh, sauđó mẹ chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.
Vì chứng cảm lạnh và cúm lan truyền dễ dàng, việc ngăn ngừa tốt nhất là tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm.
Để tránh bị nhiễm virus gây cảm lạnh hay cúm, mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh chạm mũi, mắt và miệng.
Điều quan trọng là phải áp dụng các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa virus gây cúm và cảm lạnh.
Mẹ cũng nên đảm bảo rằng mình ngủ đầy đủ, ăn nhiều trái cây và rau củ, tập thể dục, mẹ nhé
Các cách trị cảm cúm cho bà bầu theo dân gian
Uống lá kinh giới, tía tô
Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cảm cúm bà bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi bệnh một cách an toàn.
Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Những vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm.
Xông mặt bằng lá thuốc
Ngoài việc uống lá kinh giới, tía tô, bà bầu nên kết hợp thêm với cách trị cảm cúm khác là xông mặt bằng lá thuốc, sẽ giúp mẹ thoái mái hơn và bệnh cũng nhanh khỏi. Bạn có thể sử dụng một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Khi xông, chọn khoảng 5 – 7 loại, mỗi loại khoảng 50g – 100g, rửa sạch cho vào nồi lớn đổ ngập nước, đậy vung cho kín.
Đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó mở hé nắp nồi cho hơi nóng thoát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều. Nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở mặt toát ra, sau đó lấy khăn lau cho khô mặt. Xông hơi xong chị em hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.
Ăn cháo trứng nóng
Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô. Lưu ý rằng cháo trứng phải ăn khi còn nóng để cơ thể toát ra mồ hôi, điều đó sẽ giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là cách trị cảm cúm an toàn cho mẹ và bé.
Sử dụng tỏi
Tỏi là gia vị gần như không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình, nó còn được sử dụng trong cách trị cảm cúm của dân gian rất hiệu quả.
Khi bị cảm cúm, bạn hãy giã nát một vài tép tỏi, hòa vào cốc nước rồi uống trực tiếp sẽ khỏi bệnh rất nhanh. Mặc dù khó uống do mùi vị của tỏi cay nồng, nhưng sau nó sẽ mang lại cảm giác rất dễ chịu sau đó.
Bị ho, cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai: Khi nào nên đi khám?
Nếu những triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm dường như không giảm sau vài ngày, hoặc nếu bạn bị khó thở, hãy đi khám ngay. Vì hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm nên có thể khiến bệnh trở nặng hoặc có biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về sức khỏe của mình, hãy luôn hỏi bác sỹ hoặc y tá theo dõi thai kỳ của bạn.
Cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Không, thai nhi được cơ thể mẹ bảo vệ để chống lại virus. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt cao, hãy đi khám để kiểm tra.
Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có nhiều loại thuốc kháng sinh an toàn khi mang thai, nhưng một số khác thì không. Hãy luôn chắc chắn rằng bác sỹ khám cho bạn biết là bạn đang mang thai, và mang thai bao nhiêu tuần. Bác sỹ sẽ kê thuốc an toàn cho bạn.
Phụ nữ mang thai tiêm vaccine phòng cúm có an toàn không?
Có. Không có bằng chứng nào cho thấy tiêm vaccine phòng cúm gây hại cho bạn hoặc thai nhi. Tiêm phòng cúm được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang có ý định mang thai.