Bước vào tháng cuối cùng của thai kì, cơ thể của mẹ và thai nhi cần dự trữ nhiều năng lượng cho hành trình vượt cạn sắp tới.
Sự thay đổi của mẹ và thai nhi tháng thứ 9
Đối với bé
Ở giai đoạn cuối cùng này bé nặng khoảng 3kg và đạt độ dài 52,5 – 55cm. Bé trai thường nặng hơn bé gái. Để chuẩn bị cho việc chào đời, bé đã bắt đầu di chuyển thấp xuống vùng bụng. Qua hình ảnh siêu âm, bạn bắt đầu thấy bé biết nháy mắt. Bộ não của bé bắt đầu phát triển nhanh chóng và dần hoàn thiện hơn. Da dẻ của bé trở nên hồng hào và hết nhăn nheo. Tóc sương mai, lông tơ, lớp phủ màu trắng đang dần biến mất. Tay và chân của bé hoàn toàn cứng cáp sẵn sàng chào đón thế giới bên ngoài.
Đối với mẹ
Về phía người mẹ, tử cung cũng lớn dần ngay vị trí xương sườn. Do đó, bà bầu không thể tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, đau nhức và khó chịu ở vùng xương chậu. Nếu mệt mỏi kéo dài, mẹ nên biết dành nhiều thời gian nghĩ ngơi và nghe theo những lời khuyên >dinh dưỡng bà bầu tháng thứ 9 từ bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9
- Ăn nhiều lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng là thực phẩm cần phải bổ sung trong suốt quá trình mang thai, tốt nhất là lòng trắng trứng gà ta vì hàm lượng dinh dưỡng của nó rất cao.
- Không nên ăn nhiều muối: Ở tháng thứ 9 của thai kỳ, thai phụ rất dễ phát sinh chứng bệnh cao huyết áp, vì vậy hạn chế ăn muối là điều cần thiết. Các chị em nên chú ý ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt để cung cấp đủ lượng máu để sinh con và dự trữ chất sắt cho con.
- Ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Không nên dùng mỡ động vật, nên dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn. Nên ăn ít các món ăn chính, bổ sung nhiều hơn các món phụ như rau, các chế phẩm từ sữa và hoa quả. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn dành cho các bà bầu ở giai đoạn cuối này.
- Tăng cường vitamin: Cần phải bổ sung nhiều vitamin từ các loại rau, củ và hoa quả tươi. Vitamin A có tác dụng tăng chất đề kháng cho cơ thể mẹ, đặc biệt là vitamin có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được tốt hơn
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất kẽm và mỡ chua cao như: Hạt hồ đào, hạt hướng dương, lạc hay vừng đen…
- Thức ăn có hàm lượng chất sắt, vitamin B2: Nên ăn nhiều các loại gan động vật, mộc nhĩ đen, lòng đỏ trứng, rong biển, cải tía, cải xanh và chế phẩm từ đậu.
- Tăng cường thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và canxi: Cần phải ăn nhiều các loại sữa bột, chế phẩm từ đậu phụ, canh đầu cá, tôm, gan động vật. Việc ăn nhiều sữa bột và hoa quả cũng rất tốt cho da của mẹ và bé.
Sức khỏe của bé chịu ảnh hưởng rất lớn vào khả năng miễn dịch từ người mẹ trước khi sinh và các chất miễn dịch có chứa trong sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Điều đáng nói là chức năng miễn dịch và hệ miễn dịch có liên quan mật thiết đến các loại vitamin, chính vì vậy trong giai đoạn cuối của thai kỳ việc hấp thụ vitamin có ý nghĩa quan trọng. Các bà bầu tháng thứ 9 có thể hấp thụ vitamin C từ các loại rau và trái cây, vitamin 11 từ rau lá xanh và hoa quả như cam hay táo, vitamin E từ các loại hạt ngũ cốc và rau lá xanh…
Giai đoạn này, để đề phòng việc thiếu sữa sau khi sinh thì cần phải chú ý bổ sung nhiều các món ăn lợi sữa như canh cá chép, móng giò hầm đu đủ, tảo tía cuốn, trứng cuộn nấm kim châm…
Ngoài ra trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 9 cần phải tránh các thức ăn cay và có các chất kích thích, nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có nhiều chất xơ. Kết hợp cùng việc vận động nhẹ nhàng như đi lại, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu để tránh táo bón và bệnh trĩ bởi chúng có thể gây ra việc sinh non và thiếu máu