Tiêm vắc-xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.

Minh Anh (t/h) 11:40 20/09/2024

Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy?

Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và sức khoẻ của phụ nữ >mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, các> bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Ho gà – bạch hầu – uốn ván, vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các> mẹ bầu có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm, Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác) theo chỉ định của bác sĩ.


Ảnh minh họa

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc-xin cho bà bầu

Giống như tiêm các loại vắc-xin thông thường, sau khi tiêm vắc xin, mẹ bầu có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm phổ biến như với vắc-xin uốn ván, mẹ bầu sẽ bị sốt nhẹ, sưng đau ở vị trí tiêm. Vắc-xin cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi 1-2 ngày sau tiêm vắc-xin. Đây là dấu hiệu bình thường, sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Để hạ sốt, mẹ bầu có thể tham khảo một vài cách sau đây:

Hạ sốt bằng cách chườm khăn ấm hoặc dùng khăn ấm lau người, đặc biệt là những vị trí như bẹn, nách, lưng,…

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.

Không sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu trình trạng sốt kéo dài hơn 3, 4 ngày, sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, mẹ bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay. Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vắc-xin.

Ngoài ra, trước khi thực hiện tiêm vắc-xin, mẹ bầu ghi nhớ những lưu ý quan trọng:

Nếu mẹ bầu đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính gây sốt, mắc các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid), cơ địa dị ứng,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Với những vắc xin được khuyến cáo nên hoàn thành phác đồ trước khi mang thai, phụ nữ nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vắc xin đã tiêm. Nếu mẹ bầu bị vỡ kế hoạch thì cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu trọn gói

Gói tiêu chuẩn tại Vinmec (6.000.000 đồng) hạn 12 tháng (kể từ ngày kích hoạt) bao gồm: Vắc-xin Sởi – Quai bị - Rubella MMR II (1 mũi); vắc- xin thủy đậu Varivax (2 mũi); vắc-xin cúm Vaxigrip (1 mũi); vắc-xin Adacel hoặc Boostrix (1 mũi); vắc-xin viêm gan B (3 mũi).

Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu từng mũi lẻ (Nguồn VNVC)

Sởi – Quai bị - Rubella: 305.000 – 366.000/mũi

Thủy đậu: 700.000 – 1.100.000/mũi

Cúm: 190.000 – 228.000/mũi

Viêm gan B: 560.000 – 672.000/mũi

Uốn ván: 100.000 – 120.000/mũi

Theo T.Linh/Gia đình Việt Nam