Tác dụng của quả la hán với bà bầu là thắc mắc của rất nhiều người. Có ý kiến cho rằng, quả la hán có tính mát, tuy nhiên không tốt cho bà bầu nếu trong quá trình sấy khô không được đảm bảo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích, giải đáp những thắc mắc của bạn với quả la hán.
Quả la hán được thu hái vào tháng 9 – 10 hằng năm, phơi hay sấy khô cất dùng dần. Quả hình tròn hay hình tròn dài có đường kính 5 – 8cm, bề ngoài vỏ màu nâu vàng sẫm hoặc sắc nâu sẫm và bóng láng, trên vỏ cũng còn sót lại chút ít lông nhung và số ít có sọc dọc màu khá sẫm.
Chóp phình to, giữa có vết gốc trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp có vết cuống quả, chất giòn dễ vỡ, mặt trong quả có sắc trắng vàng, dạng xốp nhẹ, bóc bỏ vỏ ngoài thì bên trong thấy rõ 10 sợi vân dọc sống lưng. Hạt bẹt hình tròn chữ nhật hoặc tựa hình tròn, sắc nâu, rìa hơi dày, giữa hơi lõm, trong có 2 lá mầm, vị ngọt.
>>> Xem thêm:
*Một số tác dụng của quả la hán với >sức khỏe
Chất mogrosid mang đến cho quả la hán vị ngọt mạnh mẽ và chính nó cũng có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Sự oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong bệnh tật lão hóa và các rối loạn trong cơ thể, lựa chọn các thực phẩm chống oxy hóa là bí quyết để ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa.
Theo bác sĩ Axe, người Mỹ tiêu thụ khoảng 130 pound tức gần 60 kg đường mỗi năm, gấp 13 lần những năm 1800. Sự tăng sử dụng đường đi cùng với tình trạng béo phì, tiểu đường ngày càng phổ biến. Thay thế đường bằng một loại trái cây có độ ngọt cao mà chứa cực ít calo có thể mang lại lợi ích cho nhiều người.
Từ xa xưa, người ta đã dùng trà làm từ quả la hán để làm mát cơ thể khi bị nóng trong lẫn ngoài, nó cũng được dùng để giảm cơn đau họng nhờ có tác dụng chống viêm.
Các nghiên cứu cho thấy nhờ khả năng ức chế mạnh mẽ sự phát triển khối u da và ngực khiến quả la hán là một chiến binh tuyệt vời trong cuộc chiến chống ung thư. Ngày nay nhiều người đã biết rằng, các chất ngọt nhân tạo được chứng minh là dẫn tới ung thư, còn các chất ngọt từ trái cây mang đến điều ngược lại.
Người ta thường sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn nhưng các chất kháng khuẩn tự nhiên lại là sự lựa chọn tốt hơn cho mục đích này.
Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Candida.
Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh quả la hán giúp làm giảm mệt mỏi khi tập thể dục, những chú chuột được sử dụng chiết xuất quả la hán có thể kéo dài thời gian tập thể dục hơn những chú chuột khác.
Người Trung Quốc đã dùng quả la hán để trị tiểu đường từ nhiều thế kỷ. Nó có tác dụng làm hạ đường huyết, giúp tế bào tụy tăng khả năng bài tiết insulin, có tác dụng như một thuốc trị tiểu đường tự nhiên.
Chiết xuất quả la hán khi sử dụng nhiều lần cũng cho thấy khả năng chống lại dị ứng. Các nghiên cứu trên chuột cũng chứng minh điểm này.
Theo các chuyên gia >dinh dưỡng, phụ nữ có thai có thể uống quả la hán, bởi quả la hán có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho các bà bầu bị nóng trong người.
Ngoài ra, tác dụng của quả la hán với bà bầu là có khả năng một số bệnh nhẹ trong quá trình mang thai, có thể thay thế cho việc uống thuốc kháng sinh rất có hại cho thai nhi.
Tuy nhiên, có thai không nên uống quả la hán vào 3 tháng đầu. Bởi quả la hán có tính hàn, không tốt cho thai nhi. Bà bầu có tỳ vị hư, hàn (bao tử yếu, hay đầy bụng, khó tiêu) không nên uống.
*Tác dụng của quả la hán với bà bầu
Cũng theo Đông y, quả la hán được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amydal... thuộc thể nhiệt độc uẩn kết; trị viêm phế quản cấp hay mạn, thuộc thể nhiệt đàm úng phế hay chứng táo bón kinh niên thuộc thể tân khuy tràng táo tức thể dịch thiếu, ruột khô...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể uống quả la hán, bởi quả la hán có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho các bà bầu bị nóng trong người.
Ngoài ra, uống nước quả la hán khi mang thai chữa một số bệnh nhẹ trong quá trình mang thai như ho, ho gà, long đờm, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan, mất tiếng, chữa táo bón…
Có công năng nhuận phế, lợi hầu, giải khát, nhuận tràng thông tiện. Do đó được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết (trị đờm, ho gà, huyết táo)... Cụ thể được sử dụng trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan..., trị viêm phế quản cấp hay mạn hay chứng táo bón kinh niên do ruột khô..
Ngoài ra còn thấy nước sắc của quả la hán có tác dụng chống ho, khử đàm (trừ đờm) rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể. Trà la hán còn là thứ giải khát giàu dinh dưỡng, rất thích hợp với người bị nóng trong mà đông y gọi là “thể tạng uất hỏa nội kết”.
*Chú ý khi bà bầu uống quả la hán
Liều sử dụng trung bình hằng ngày dưới dạng sắc, hãm hay hấp uống là từ 15 - 30g. Lưu ý nếu là ho do phế hàn có ngoại cảm thì không dùng độc vị mà cần phối hợp cùng các vị khác. Người tỳ vị hư hàn không dùng vì quả la hán tính mát thích hợp với chứng ho đàm hỏa.
Phụ nữ có thai nên mua quả la hán ở nơi có uy tín, tránh mua phải quả la hán không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sấy khô, sẽ gây hại cho thai nhi.
*Một số bài thuốc sử dụng quả la hán
Trên đây là tác dụng của quả la hán với bà bầu. Những loại quả thiên nhiên thường có tác dụng tốt với sức khỏe con người, tuy nhiên vẫn cần phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn cách sử dụng sao cho hợp lý với sức khỏe bản thân. Bà bầu dù ở giai đoạn nào cũng cần phải cẩn thận vì thế mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin thực sự hữu ích cho quý độc giả.