Thiếu máu khi mang thai rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân hoặc bà bầu trầm cảm sau sinh. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì?
Bà bầu thiếu máu nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé là chủ đề được rất nhiều chị em quan tâm vì đây là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bởi trong suốt thai kỳ, tổng nhu cầu khối lượng máu tăng lên rất nhiều để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ cũng như đảm bảo >sức khỏe của người mẹ.
Nếu để dấu hiệu thiếu máu khi mang thai kéo dài có thể dẫn đến hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng như: làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết, sinh con nhẹ cân, suy >dinh dưỡng,…
Do đó, trước khi lên kế hoạch mang thai, các chị em nên tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cũng như thăm khám sức khỏe tổng quát để biết được tình trạng sức khỏe của mình ra sao, từ đó có biện pháp bổ sung chất sắt hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cần thiết trong suốt thai kỳ.
Có nhiều phương pháp để giải quyết tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai, trong đó chế độ ăn dinh với các thực phẩm giúp bổ máu dưới đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời, an toàn dành cho các bà bầu:
Đây là loại quả chứa rất nhiều vitamin, protein, canxi và sắt. Chúng là nguồn thực phẩm bổ máu vô cùng tốt cho các phụ nữ đang mang bầu. Khi mua và sử dụng, chị em nên chú ý lựa những quả bí ngô chín vì lúc này hàm lượng sắt, canxi, kẽm sẽ nhiều hơn.
Khi được hỏi >mẹ bầu bị thiếu sắt nên ăn gì thì câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ là các loại hạt sấy khô. Chứa nguồn sắt dồi dào, hạt óc chó, hướng dương, hạt bí ngô,... luôn nằm trong top các thực phẩm bổ sung sắt rất tốt cho thai phụ. Ngoài cách ăn vặt, các chị em có thể tận dụng chúng để chế biến một số món ăn hằng ngày cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Thịt bò chính là gợi ý tuyệt vời cho câu hỏi mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì. Đây là thực phẩm vàng giúp cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho cơ thể trong quá trình mang thai bởi cứ 85mg thịt bò sẽ cung cấp cho mẹ bầu đến 2,1mg sắt. Ngay cả khi không bị thiếu máu, nhiều chị em vẫn nên cho thịt bò vào thực đơn ăn uống trong giai đoạn mang thai.
Loại quả này rất dễ tìm và vô cùng quen thuộc với người Việt. Ăn một quả chuối vào mỗi buổi sáng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ, ngoài ra chúng còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón.
Các bạn có biết rằng chỉ 1/2 bát con cải bó xôi nấu chín có chứa tới 3,2mg chất sắt cùng nhiều dưỡng chất rất có lợi cho thai nhi như: vitamin C, Beta-carotene, canxi, axit folic,...
Có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) có mặt trong lòng đỏ trứng gà đều rất tốt cho bà bầu. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng giúp bổ sung một lượng lớn chất sắt giúp các mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Tuy nhiên, trong lòng đỏ trứng gà cũng chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe. Do đó, các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng. Liều lượng an toàn khuyến nghị cho mẹ bầu là từ 3 - 4 trứng mỗi tuần.
Gan heo, gan gà, gan ngỗng,... đều là nguồn bổ sung sắt vô cùng tuyệt vời. Trong 100 gam gan gà cơ tới 9mg sắt. Tuy nhiên, đối với các loại gan động vật thì chị em mang thai chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không ăn chúng thường xuyên và khi lựa chọn phải chắc chắn nguồn nội tạng sử dụng từ những con vật khỏe mạnh.
Các mẹ bầu thường được khuyến khích dùng nhiều súp lơ xanh trong thời gian mang thai để bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là giúp bổ máu bởi loại rau này chứa nhiều sắt, vitamin A, C, protein, crom, canxi, carbohydrate,...
Một loại thực phẩm bổ máu tốt cho bà bầu mà nhiều người ít biết đó chính là cháo bột yến mạch. Trong yến mạch chứa nhiều chất xơ hòa tan, các vitamin nhóm B, protein, sắt, canxi, magie, phốt pho,… không chỉ có công dụng ngăn ngừa vấn đề thiếu máu ở bà bầu mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của chị em trong giai đoạn mang thai.
Đây là bộ phận chứa nhiều sắt nhất trên cơ thể con gà. Trung bình cứ 100 gam ức gà sẽ chứa khoảng 0,7mg sắt. Nhiều chị em lựa chọn ức gà bởi nó không gây tăng cân, giúp kiểm soát tốt cân nặng trong suốt thai kỳ hiệu quả.
Bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn trong giai đoạn mang thai không chỉ giúp chị em hạn chế tình trạng thiếu máu mà trong loại thực phẩm này còn chứa nhiều omega-3 có tác động tích cực đến sự phát triển sau này của thai nhi.
Nho, lựu, táo,… là những loại quả được xem như “thuốc bổ” giàu sắt, canxi, photpho và vitamin tuyệt vời cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt, quả lựu rất giàu acid folic, đồng, kali,… nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp đảm bảo lưu lượng cũng như chất lượng máu trong cơ thể thai phụ luôn đang trạng thái tốt nhất.
- Cơ thể mệt mỏi, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt.
- Thường xuyên xuất hiện cảm giác hồi hộp, đau tức ngực.
- Đau đầu
- Mạch đập nhanh
- Hơi thở ngắn
- Tay chân có cảm giác tê hoặc lạnh.
- Thân nhiệt thấp
Thiếu máu khi mang thai sẽ nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sinh non, khiến cơ thể cũng như trí não của trẻ chậm phát triển. Chính vì thế, trong suốt giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên hết sức cảnh giác nếu có những dấu hiệu như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, để nắm rõ mình có thật sự bị thiếu máu hay không, các mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để nắm rõ được tình trạng sức khỏe.
>>> Xem thêm:
- Thực đơn cho bà bầu thiếu máu giảm ngay hoa mắt, chóng mặt
- Cách nấu cháo bí đỏ bổ dưỡng, thơm ngon cho bà bầu thiếu máu
Những thực phẩm được nêu phía trên đều rất giàu chất sắt, thích hợp bổ sung thường xuyên cho các bà bầu bị thiếu máu. Tuy nhiên, nếu cách chế biến của chị em không đảm bảo, sẽ khiến cho hàm lượng sắt sẽ mất đi ít nhiều và không được cơ thể hấp thụ tối đa.
Khi bị thiếu máu, các mẹ nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa Oxalate bởi vì chúng có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Một số loại thực phẩm chứa Oxalate như: cải xoăn, mùi tây, chocolate,...
Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều Tannin như: cà phê, bia, táo,... cũng nên hạn chế vì chúng cũng có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt.
Không được uống canxi cùng lúc với thời gian sử dụng các thực phẩm giàu sắt. Cần dùng chúng cách nhau từ 3-4 giờ để đảm bảo quá trình hấp thụ sắt được diễn ra tốt nhất.
Các mẹ bầu cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ trong suốt giai đoạn mang thai để theo dõi tình trạng thiếu máu thiếu sắt, tránh trường hợp cơ thể thừa sắt cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các chị em trả lời được câu hỏi bà bầu thiếu máu nên ăn gì. Các mẹ hãy chú ý lựa chọn cho mình các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe của chị em trong suốt thời gian mang thai.