Bà bầu có thể bị sốt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị sốt quá cao sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả bản thân và thai nhi trong bụng.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác nhau. Tùy độ nặng nhẹ khác nhau mà triệu chứng sốt có thể ảnh hưởng đến em bé. Vậy bà bầ sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm và cần làm gì khi bị sốt.
Bà bầu bị sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm?
Đối với người trưởng thành, khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,8 độ C ở miệng, nách hoặc 38,2 độ C ở trực tràng thì được coi là bị sốt. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc nhiều căn bệnh khác nhau.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Sở dĩ nhiệt độ này được coi là nguy hiểm vì thân nhiệt của thai nhi trong bụng mẹ thường cao hơn mẹ khoảng 1 độ C. Ngoài ra, thân nhiệt của bé cũng khó giảm hơn mẹ vì không thể đổ mồ hôi.
Những nguy cơ khi >bà bầu bị sốt cao
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị sốt cao, tắm bồn nước nóng hay tắm hơi đều có nguy cơ cao gây ra dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi. Rủi ro này đáng lo ngại nhất khi mang thai tuần thứ 4 đến tuần thứ 14. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi mẹ bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.
Các quá trình sinh lý diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein, được cho là nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C, nó có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và dẫn đến sảy thai.
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
Bà bầu bị sốt chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc virus tấn công đường hô hấp. Ngoài ra, các nguyên nhân gây sốt khi mang thai khác bao gồm: cúm, viêm phổi, viêm amidan, mất nước, cường giáp, nhiễm trùng thận...
Ngoài ra, tiến sĩ Kecia Gaither, chuyên gia y tế thai nhi tại trung tâm y tế Montefiore, thành phố New York cho biết ngộ độc thực phẩm cũng có thể là thủ phạm gây sốt ở bà bầu.
Nếu bị sốt do ngộ độc thực phẩm, bà bầu sẽ cảm thấy đau bụng, buồn nôn và nôn. Tiêu chảy và nôn mửa là vấn đề khá nghiêm trọng khi mang bầu vì chúng có thể gây mất nước, co thắt và sinh non.
Khi bị sốt kèm theo các triệu chứng khó thở, đau lưng, ớn lạnh, đau bụng, cứng cổ,... thì >mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ sớm.
Cách hạ sốt nhanh cho bà bầu
Khi bà bầu bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi liên tục, đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp để kịp thời hạ sốt trước khi những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Đặc biệt, khi bị sốt, mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những giải pháp hạ sốt an toàn cho bà bầu có thể áp dụng:
- Khi bà bầu bị sốt nên cởi bớt quần áo, nằm nghỉ tại nơi thoáng mát. Sau đó, dùng khăn ướt vắt khô để làm mát cơ thể, tăng tản nhiệt qua da. Dùng khăn lau các vị trí cổ, ngực, nách, bẹn để hạ sốt hiệu quả hơn.
- Chỉ nên đắp chăn mỏng, không dùng chăn dày, đắp kín, có thể gây cản trở quá trình tỏa nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể bà bầu càng tăng cao hơn.
- Liên tục dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho đến khi hạ sốt đến 38 hoặc dưới 39 độ C.
- Đảm bảo môi trường nhà ở trong lành, thoáng đãng, sạch sẽ, có thể mở một chút cửa sổ để thông gió, giúp cơ thể bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít.
- Nên ăn các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ >dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
- Khi bà bầu bị sốt không nên ăn trứng ví trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.
- Mật ong có tính nóng, nạp vào cơ thể có thể làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến cơ thể bà bầu nên cũng không nên ăn khi đang sốt.