Sắt luôn được biết đến là loại khoáng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Vậy nhưng có phải bà bầu nào cũng phải uống sắt và bà bầu nên uống loại sữa nào?

06:30 10/04/2018

THẾ NÀO LÀ THIẾU SẮT TRONG THAI KỲ?

 Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều trong các loại protein và enzyme cơ thể cần để giữ được sức khoẻ và năng lượng.

Phần lớn chất sắt trong cơ thể chúng ta được tìm thấy bên trong hemoglobin, sắc tố có trong hồng cầu. Hemoglobin vận chuyển oxy đến tất cả các mô và các cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ sắt trong máu, lượng hemoglobin trong máu cũng giảm. Điều này có thể làm giảm cung cấp oxy cho tế bào và các cơ quan.

Hàm lượng hemoglobin thấp còn được gọi là thiếu máu. Trong thời kỳ đầu và cuối thai kỳ, nồng độ hemoglobin lớn hơn 11 gram trên 100ml máu được coi là bình thường. Trong giai đoạn giữa thai kỳ, nồng độ này giảm một chút, xuống còn khoảng 10,5g/100ml cũng được coi là bình thường.

Nếu nồng độ hemoglobin của >mẹ bầu thấp hơn mức này thì bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng sắt trong máu. Điều này có thể giúp xác định xem mức hemoglobin thấp của họ có phải do thiếu sắt không.

Mẹ bị thiếu sắt trong thai kỳ, con sinh ra dễ bị nhẹ cân. (Ảnh minh họa)

Bởi vì cơ thể có thể tích trữ một lượng sắt nhất định, nên một giá trị máu khác cũng được đo để tìm hiểu xem toàn bộ sắt tích trữ trong cơ thể là bao nhiêu. Nếu lượng sắt tích trữ của ai đó quá thấp dù mức hemoglobin vẫn bình thường thì sẽ được gọi là người thiếu hụt sắt tiềm ẩn. 

Phụ nữ có nhiều xét nghiệm máu trong thai kỳ. Một điều được kiểm tra là mức độ sắt của chúng , do đó thiếu máu thiếu sắt có thể được phát hiện sớm và điều trị bằng cách sử dụng chất bổ sung sắt.

 HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU SẮT TRONG THAI KỲ?

 Thiếu máu do thiếu sắt có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Thiếu máu nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ, nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người mẹ và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, khi cơ thể mẹ bầu thiếu máu cũng ảnh hưởng tới thai nhi như nguy cơ sinh nhẹ cân, sinh non và tử vong bẩm sinh. Tuy nhiên, thiếu máu nặng ít khi gặp ở các mẹ bầu có chế độ ăn uống cân bằng. 

 KHI NÀO BÀ BẦU CẦN BỔ SUNG SẮT?

 Rất nhiều phụ nữ mang thai sử uống bổ sung sắt vì họ nghĩ rằng cơ thể họ cần sắt nhiều hơn trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai có lượng sắt bình thường trong máu cũng thường được khuyên nên dùng chất bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu dù thiếu máu nhẹ không ảnh hưởng đến trẻ.

Thiếu máu chỉ được xem là vấn đề nếu mẹ bầu thiếu máu nặng và kéo dài. Nếu mẹ bầu bị thiếu máu nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng sắt liều cao. 

Mẹ bầu sẽ làm xét nghiệm máu vài lần trong thai kỳ, nếu thiếu sắt bác sĩ sẽ chỉ định uống sắt liều cao. (Ảnh minh họa)

Theo các cơ quan y tế Đức, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ cần từ 20 đến 30 mg sắt mỗi ngày. 

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch (Giảng viên bộ môn Sản, trường ĐH Y Dược Tp.HCM), trong quá trình mang thai, phụ nữ cần bổ sung trung bình 1000 mg sắt, bao gồm: 300mg vận chuyển từ mẹ sang con; 200mg cho việc bài tiết và 500mg cho quá trình tạo hồng cầu. Bác sĩ Thạch cho biết, phần lớn lượng sắt trong cơ thể thai phụ được sử dụng ở nửa sau thai kỳ. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu giai đoạn này cần 7mg/ngày. 

“Chị em có thể bổ sung bằng viết sắt đơn thuần hoặc viên đa sinh tố. 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể không cần thiết phải bổ sung sắt vì nhu cầu trong giai đoạn này khá thấp”, bác sĩ Thạch nhấn mạnh.

 BÀ BẦU NÊN UỐNG LOẠI SẮT NÀO?

 Hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Tất cả các loại thuốc sắt này đều tốt, nhưng điều quan trọng nhất là số lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: viên nang mềm và dung dịch. Trong đó, sắt dung dịch khó uống, dễ bị nôn nhưng lại dễ hấp thu và chống táo bón. Ngược lại viên sắt cho bà bầu dễ uống nhưng khó hấp thu và dễ gây táo bón.

Sắt được hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống. Vì vậy, mẹ bầu nên uống sắt trước bữa ăn vào buổi sáng hoặc khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Một số thực phẩm và vitamin có thể ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Một trong số này là canxi. Do đó, hãy cẩn thận không bổ sung canxi cho bà bầu cùng lúc viên sắt cho bà bầu.

Thay vì uống viên sắt, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung đủ lượng sắt cần thiết thông qua ăn uống. (Ảnh minh họa)

Caffeine cũng ngăn cản khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, nên chờ một thời gian trước khi uống trà, cà phê hay nước ngọt sau khi bổ sung viên sắt cho bà bầu. Tốt nhất vẫn là tránh hoàn toàn caffeine.

Ngoài ra, Vitamin C có thể giúp cơ thể hấp thụ chất sắt rất tốt. Do đó, có thể uống một ly nước cam hoặc nước trái cây giàu vitamin C khi bổ sung viên sắt cho bà bầu.

 TÁC DỤNG PHỤ KHI UỐNG SẮT QUÁ LIỀU 

 Bác sĩ Thạch cho biết phụ nữ mang thai bổ sung kẽm, sắt và canxi là cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý mua thuốc về uống. Việc tự ý uống như vậy rất nguy hiểm tới >sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Vì vậy, trước khi có ý định bổ sung khoáng chất, chị em cần đến các cơ sở y tế xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Sản.

Không chỉ thiếu sắt mà bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể gây ra nhiều vấn đề. Vì trong cơ thể luôn có sắt dự trữ nên bổ sung thêm sẽ có thể gây ra các phản ứng phụ. Những vấn đề thường gặp là về đường tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. 

Một số chuyên gia khuyên chỉ nên bổ sung sắt một hoặc hai lần một tuần thay vì mỗi ngày - nhưng ở liều cao hơn (khoảng 120 mg). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất bổ sung sắt thậm chí có thể ngăn ngừa thiếu máu dù chỉ dùng mỗi tuần một lần.

 NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM GIÀU SẮT

Nếu mẹ không bị thiếu máu do thiếu sắt thì hoàn toàn có thể không cần uống bổ sung viên sắt mà lấy khoáng chất quan trọng này từ thức ăn. 

Trong 3 loại sắt thì sắt heme có trong thịt đỏ, cá và gia cầm là dễ hấp thu nhất. Hàu và các loại hải sản có vỏ là nguồn cung cấp sắt heme rất tốt

Sắt nonheme được tìm thấy trong các loại đậu, các loại đậu và rau xanh các loại hấp thu kém hơn. Nhưng nếu bạn ăn chay, chỉ cần ăn nhiều rau cũng đủ lượng chất sắt cơ thể cần.

Theo Minh An/Eva/Khám Phá