Bà bầu chán ăn trong những tháng cuối là chuyện hết sức bình thường, tuy nhiên nếu chủ quan không giải quyết ngay có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé sau này.
Những tháng cuối cùng của thai kỳ, bà bầu thường dễ bị ốm nghén trở lại với những hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, phù nề tay chân, khó thở,... bởi sức nặng của thai nhi. Ốm nghén vào 3 tháng cuối thai kỳ thậm chí còn “ám ảnh” bà bầu hơn cả nghén vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Chuẩn bị đối phó với chứng chán ăn và ốm nghén vào tháng cuối thai kỳ như thế nào để bảo đảm >sức khỏe cho cả mẹ và bé vượt cạn thành công? Bà bầu ngay khi thấy những dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn >bà bầu chán ăn phải làm sao nếu không biết phải làm sao cũng đừng vội lo lắng, hãy đọc hết những lời khuyên dưới đây.
Chán ăn là hiện tượng không hề hiếm thấy khi bà bầu mang thai 3 tháng cuối
Chứng chán ăn khi mang thai bắt nguồn từ việc thay đổi lượng hormone HCG trong cơ thể phụ nữ có thai. Người ta thường thấy phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mới có chứng chán ăn hay ốm nghén.
Tuy nhiên, điều này vẫn xảy ra với phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ do cơ thể đang chuẩn bị đón em bé chào đời, lượng hormone đột ngột tăng cao. Bà bầu chán ăn vào tháng thứ 8 khi mang thai cũng có thể do cơ thể quá sức mệt mỏi, ốm nghén khiến chị em giai đoạn này không thiết ăn uống gì.
Sự phát triển nhanh của thai nhi tháng cuối khiến >mẹ bầu mệt mỏi nhiều hơn
Ngoài chán ăn khi mang thai 3 tháng cuối, phụ nữ thường có dấu hiệu ốm nghén ở giai đoạn này. Mất ngủ, thường xuyên buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ, khó thở, chậm chạp và mệt mỏi nhiều hơn, đau nhức toàn thân, tay chân phù nề,... là những áp lực phụ nữ mang bầu phải chịu đựng ở những tháng cuối cùng của thai kỳ.
Nguyên nhân của hiện tượng mệt mỏi, ốm nghén cuối thai kỳ do thời điểm này thai nhi phát triển mạnh mẽ tạo sức nặng và chèn ép lên dạ dày, phổi, vùng chậu,... Nhất là với những mẹ mang bầu lớn thì sự khó chịu trong cơ thể càng nhiều.
Đi kèm với chán ăn là hiện tượng ốm nghén thường gặp những tháng cuối thai kỳ
Đừng vội hoang mang khi thấy cơ thể những tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu khó chịu bất thường hay chán ăn bởi chúng không quá nguy hiểm nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Thay vì ăn nhiều trong một bữa, mẹ bầu giai đoạn này có thể chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày để dễ dàng hấp thụ hơn. Nếu cách chế biến như chiên, xào, kho khiến mẹ bầu buồn nôn không muốn ăn thì có thể thay đổi cách chế biến thành luộc và hấp. Việc giảm lượng gia vị trong chế biến cũng rất tốt cho sức khỏe bà bầu.
Có nhiều cách để mẹ bầu bổ sung >dinh dưỡng thay vì quanh quẩn với các món ăn nhàm chán
Bổ sung rau xanh rất cần thiết trong 3 tháng cuối mang thai, nếu mẹ bầu lười ăn rau, có thể thêm rau củ vào các thức uống sinh tố hoa quả, vừa ngon lại vừa cung cấp đủ chất cho cơ thể. Ngoài ra, nếu đã chán ngấy ăn thịt, bà bầu có thể thay thế lượng protein trong thịt bằng các loại hạt và đậu.
>>> Xem thêm:
- Tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên ăn uống gì để sinh nhanh, giảm bớt đau đớn?
Nếu không tự mình sắp xếp được một thực đơn khoa học cho những ngày chán ăn, bà bầu có thể tới gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ phù hợp nhất không gây khó chịu cho cả mẹ và em bé trong bụng. Mẹ bầu hãy kiên cường vượt qua những khó khăn ở tháng cuối cùng khi mang thai nhé!