Bà bầu có ăn được dứa không? Lời giải đáp, phân tích và hướng dẫn cách dùng để tránh ngay 3 tác hại siêu nguy hiểm có thể xảy đến với mẹ và bé.
Bà bầu có ăn được dứa không? Đây là câu hỏi rất nhiều >mẹ bầu đã đặt ra cho chúng tôi, đặc biệt là các mẹ bầu thích ăn dứa. Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những lời giải đáp và phân tích khoa học để trả lời câu hỏi trên, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Trong dứa có tồn tại một chất được gọi là Bromelain, đây là loại chất có khả năng gây co thắt và làm mềm từ cung. Do đó, rất nhiều mẹ bầu thắc mắc trong thai kỳ có nên sử dụng loại quả này không. Đặc biệt nhiều mẹ lo lắng ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu có chăng sẽ gây hại tới sự an toàn của em bé và cố tránh thật xa loại quả này.
Thực ra, ý kiến trên chỉ đúng 50%. Tuy trong thành phần của dứa có Bromelain ảnh hưởng tới tử cung, nhưng chỉ khi nó đạt tới một liều lượng nhất định mới dẫn tới những kết quả xấu này. Bạn sẽ không bị nguy hại nếu chỉ ăn 1-2 quả dứa một lúc, nhưng nếu sử dụng nhiều hơn 7 quả trong cùng một khoảng thời gian thì nó thực sự có hại.
Vậy nên, trong thời kỳ mang thai, bạn vẫn có thể ăn dứa, nhưng chỉ được ăn với liều lượng khoa học kèm theo những hướng dẫn cụ thể của các chuyên gia. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, sau đây là những phân tích về lợi ích, tác hại của việc ăn dứa, kèm theo chỉ dẫn sử dụng dứa trong thai kỳ cho các mẹ bầu.
Dứa là loại thực phẩm rất giàu giá trị >dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời nó có thể dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý trong cơ thể. Các lợi ích mà dứa đem lại cụ thể là:
Trong thành phần của dứa cung cấp một lượng lớn vitamin C, vitamin B6, B1 và các loại dưỡng chất giúp ích việc cải thiện hệ miễn dịch và sự phát triển hệ miễn dịch của thai nhi đang phát triển. Sử dụng dứa thật khoa học sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện được tình trạng >sức khỏe và giảm tình trạng mắc những chứng bệnh vặt. Thêm vào đó, với lượng chất bromelain được hấp thụ, các mẹ cũng sẽ khiến tỷ lệ mắc cảm lạnh, cảm cúm, đau họng,…được giảm xuống tương đối.
Trong suốt thời kỳ mang thai, việc thay đổi cơ địa và dịch tiết hóc môn có thể khiến các mẹ dễ bị nóng trong, bị các chứng táo bón thai kỳ dai dẳng. Lượng chất xơ, vitamin và bromelain trong dứa sẽ giúp cải thiện tình trạng này và giảm thiểu các chứng nóng trong.
Với thành phần giàu các vitamin nhóm B, C và đồng, sử dụng dứa giúp quá trình hình thành tim, hệ thần kinh và hình thành hồng cầu của thai nhi được diễn ra tốt hơn. Vitamin B1 và thiamine góp phần củng cố và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh cũng như các hoạt động cơ, từ đó giúp sự phát triển thể chất của trẻ được toàn diện hơn. Axit folic và sắt sẽ kích thích việc sản sinh hồng cầu, giúp hệ tim mạch của bé lớn lên bình thường và giảm khả năng mắc các chứng dị tật bẩm sinh.
Việc hấp thụ Vitamin B6 và pyridoxine có trong dứa sẽ làm giảm đi đáng kể tình trạng ốm nghén trong thai kỳ, giúp sẽ mẹ không phải trải qua quá nhiều triệu chứng đáng ghét của giai đoạn ốm nghén. Thêm vào đó, lượng sắt từ dứa cũng làm các mẹ ít bị hoa mắt, chóng mặt và thiếu máu trong thai kỳ hơn.
Bromelain của dứa còn có một tác dụng rất tuyệt vời khác đó là hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch – vấn đề xảy ra với rất nhiều chị em đang mang thai. Theo các nghiên cứu, loại chất này sẽ làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch khá hiệu quả.
Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích sản sinh collagen – chất hình thành lên các mô da, sụn, gân của thai nhi và khiến làn da của các mẹ đẹp hơn. Lượng chất này còn hỗ trợ làm giảm các chứng rạn da, sạm da, lão hóa da sớm ở các mẹ bầu. Thêm vào đó, mangan từ dứa sẽ là nguyên tố cần thiết để hệ xương khớp của mẹ cũng như thai nhi luôn được khỏe mạnh.
Bên cạnh những lợi ích rất giá trị, dứa cũng đem lại một vài tác hại cho các mẹ bầu và thai nhi như sau:
Chất bromelain ở dứa kích thích các quá trình co thắt tử cung và làm mềm tử cung. Vì vậy với các mẹ đang ở trong giai đoạn đầu, việc dung nạp quá nhiều bromelain từ dứa sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hơn. Nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu thì nên hạn chế tiêu thụ dứa tới mức tối đa.
Vì trong dưa có nhiều axit hữu cơ, enzyme nên hệ tiêu hóa của chúng ta dễ bị ảnh hưởng, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ tăng khả năng mắc các chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Với hàm lượng đường và calo cao trong thành phần dinh dưỡng, dứa là thực phẩm nên tránh xa của các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và béo phì. Dung nạp quá nhiều đường trong dứa sẽ khiến việc quản lý đường huyết khó khăn hơn cũng như khiến cân nặng gia tăng nhanh chóng.
Như đã phân tích phía trên, trong dứa có bromelain gây ra các chứng co thắt và làm mềm từ cung. Vì vậy nên để đảm bảo an toàn tối đa cho thai nhi, trong giai đoạn này các mẹ nên hạn chế ăn dứa và các loại thực phẩm được chế biến từ dứa.
Tháng thứ 7 nằm trong giai đoạn giữa của thai kỳ, lúc này thai nhi đã ổn định hơn nên các mẹ có thể dùng dứa, tuy nhiên vẫn không nên ăn với số lượng quá nhiều một lúc. Phân bố lịch ăn ra thành 2-3 bữa một tuần và mỗi một bữa chỉ nên ăn dưới 100g dứa.
Với tác dụng làm mềm tử cung của dứa thì các mẹ nên ăn loại quả này ở các giai đoạn cuối thai kỳ, khoảng tháng thứ 8-9, nó sẽ giúp kích thích sự co thắt của tử cùng và khiến việc sinh nở được thuận tiện hơn. Chức năng làm mềm tử cung cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chuẩn bị vượt cạn của các mẹ đấy.
Liều lượng dứa nên ăn trong giai đoạn này vẫn nên được giới hạn dưới 7 quả một ngày, ăn từ 2-3 bữa một tuần với mức độ 250g mỗi bữa ăn.
Tương tự với dứa tươi thì bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng dứa nấu chín trong mức giới hạn cho phép đã phân tích bên trên. Tuy nhiên, lưu ý không ăn dứa với mật ong, ăn dứa khi bị nhiệt miệng, loét miệng hay đang gặp các vấn đề về dạ dày.
Không ăn quá 7 quả dứa trong một, ngày, không ăn dứa một cách liên tục, nên cách ra làm 2-3 lần ăn/tuần. Các mẹ đang ở giữa thai kỳ nên giới hạn mức độ sử dụng xuống dưới 100g/lần ăn, còn các mẹ ở cuối thai kỳ cũng không nên vượt quá 250g/lần ăn.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu có ăn được lá mơ không? Công dụng của lá mơ với bà bầu
- Bà bầu có ăn được mướp đắng không? Có tốt không?
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Bà bầu có ăn được dứa không? Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ đã có thêm những hiểu biết khoa học để chăm sóc tốt bản thân và thai nhi trong các tháng thai kỳ. Chúc các mẹ cùng bé yêu có một sức khỏe thật tốt trước và sau khi sinh.