Mang thai là thời gian rất nhạy cảm, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân không nên chủ quan, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những vấn đề da liễu như nổi mẩn ngứa, >mề đay trong quá trình mang thai đều gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là những tháng đầu và tháng cuối của thai kỳ. Vì thế đây là nỗi ám ảnh của không ít chị em.
Thông thường, tỷ lệ bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là rất thấp chỉ gặp ở 0,25 – 1% phụ nữ mang thai. Phần lớn là cơn phát ban lành tính với những nốt sần nhỏ, có màu hồng, nổi trên da và sẽ tự khỏi. Hiện tượng này dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, chứng da liễu này kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến >sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, trước khi mang thai bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức về chứng này, tìm hiểu kỹ triệu chứng, nguyên nhân để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Tình trạng bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân là một trong những biểu hiện phổ biến trong suốt thời gian mang thai.
Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi hormone cùng với sự lớn dần của tử cung do thai nhi ngày càng lớn và trở nên khó chịu, ngứa ngáy, máu dồn xuống chân khiến chân mẹ to hơn, giãn nở nên mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở chân còn do tiền sử da khô, hoặc bị dị ứng các loại thức ăn nạp vào cơ thể, thời tiết thay đổi, căng thẳng tinh thần... Ngoài ra, cũng có thể là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi >mẹ bầu tiếp xúc với các tác nhân lạ khiến cơ thể dị ứng. Nếu bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân thông thường thì không cần quá quan trọng vì không ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, tình trạng này đi kèm với các triệu chứng bất thường như buồn nôn, mệt mỏi, thèm ăn thậm chí là vàng da thì nên đi khám bác sĩ ngay vì rất có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Bởi đôi khi >bà bầu bị ngứa ở chân cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh phiền toái trong thai kỳ như: bệnh trĩ, bị rạn da quá mức, viêm nang lông... nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Cụ thể:
Viêm nang lông
Chứng viêm nang lông sẽ khởi phát vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Dấu hiệu thường thấy nhất là mụn nước có kèm theo mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng và dày đặc ở chân. Tình trạng này dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu để kéo dài, mẹ bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu và ngứa ngáy, để lại thâm, sẹo lớn trên da. Một số trường hợp sẽ xuất hiện u nhọt tại vị trí của những mụn nước dưới da, ban đầu chỉ sưng đỏ, nhưng sau đó kích thước sẽ to dần và mưng mủ trắng bên trong tạo ra cảm giác đau đớn cho mẹ bầu.
Viêm da bọng nước
Nổi mẩn ngứa ở chân khi mang thai xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 - 21 của thai kỳ có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da bọng nước. Ban đầu mẹ bầu sẽ thấy ngứa nhiều ở quanh rốn đùi, sau đó lan nhanh sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… khiến bà bầu khó chịu, ngứa ngáy đến mất ăn mất ngủ.
Bệnh xã hội
Bị ngứa ở chân khi mang thai, sau đó xuất hiện các mụn nước quanh môi, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn... Khi thấy những dấu hiệu này rất có thể là mẹ bầu đang mắc căn bệnh mụn rộp sinh dục lây qua đường tình dục. Lúc này, bệnh sẽ xuất hiện thêm một vài triệu chứng kèm theo như phát ban và sốt, tổn thương ngoài da do mắc chứng chàm bội nhiễm, vảy nến… hay thậm chí ngứa vùng kín kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo. Đối với những trường hợp này, mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Loại bệnh này khó chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và phần nào làm giảm, thậm chí ngăn chặn xảy ra như acyclovir, valacyclovir và famciclovir... ức chế virus gây hại, làm vết loét nhanh lành hơn, đồng thời hạn chế tái phát.
Tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị mẩn ngứa ở chân khi mang thai mà sẽ có tính chất khác nhau. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì cũng khiến mẹ bầu lo lắng.
Nếu chỉ là những xáo trộn do thay đổi hormone thai kỳ thì mẹ bầu hãy yên tâm, vì sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do bệnh lý gây ra như bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) thì mẹ bầu phải kịp thời đến bệnh viện để điều trị. Bởi khi mắc bệnh này, mẹ bầu có nguy cơ sinh non rất cao, thai bị ngạt trong tử cung và mất máu nhiều sau sinh.
Còn nếu do mụn rộp sinh dục gây ra lại càng nguy hiểm hơn nữa, khi vết loét bị vỡ nước có thể lây cho con lúc sinh bằng đường âm đạo, gây tổn thương não, mờ mắt hoặc thậm chí có thể khiến trẻ tử vong. Hơn nữa, bệnh mụn rộp nguyên phát và mụn rộp ở cổ tử cung còn có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc đẻ non.
Để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé thì khi bị nổi mẩn ngứa ở chân bà bầu cần vệ sinh thân thể sạch sẽ và thường xuyên thay quần áo để hạn chế phần nào cơn ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời cần theo dõi những cơn ngứa để biết được tình hình cụ thể, có thể loại bỏ được các nguyên nhân do bệnh lý gây ra, phần nào cũng yên tâm hơn, nhanh chóng tìm ra cách điều trị sớm nhất.
Thông thường, nếu không phải do bệnh lý gây ra, mẹ bầu chỉ cần điều trị cho giảm bớt cảm giác ngứa bằng những loại thuốc kem bôi theo toa của các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua thuốc thoa da hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học như ăn nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể, uống nhiều nước và thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cho máu được lưu thông tốt. Cần tăng cường thêm dầu oliu và các thực phẩm giàu vitamin A có trong dầu gan cá, gan, rau quả, trứng... và vitamin D có trong cá biển, các sản phẩm từ sữa… Mẹ bầu cũng hãy hạn chế ăn thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ, khi ngứa tránh gãi vì càng gãi lớp da chỗ ngứa càng bị kích thích, gây ngứa ngáy hơn..
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vệ sinh chân sạch sẽ, không nên đi chân đất, thay tất chân thường xuyên. Mỗi lần tắm thì hãy rửa thật sạch, dùng khăn lau khô, hạn chế tắm nước nóng vì sẽ làm cho da thêm khô và ngứa nhiều hơn.
Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng dầu nóng bôi vào chân hay các biện pháp dân gian như hơ, tắm lá… Vì sẽ dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ cùng với nước muối pha loãng hay nước chè xanh, nước lá trầu… phương pháp này giúp giảm ngứa rất hiệu quả.
Tóm lại, thời gian mang thai rất nhạy cảm, vì vậy, bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé nên cần được điều trị cẩn thận. Tốt nhất khi gặp hiện tượng này, mẹ bầu nên sớm đi khám tại bệnh viện uy tín.