Hầu hết bà bầu bị ngứa là hiện tượng không nguy hiểm. Do da bị kéo căng để tạo khoảng trống cho sự phát triển của thai nhi nên hiện tượng ngứa xảy ra.
Nguyên nhân gây ngứa da ở >mẹ bầu
Nếu đang mang bầu, bạn nên quan ngại về những vấn đề dù là nhỏ nhất. Bình thường, chuyện ngứa ngáy chẳng đáng để bận tâm, nhưng với bà bầu, đó cũng là nỗi lo xem có ảnh hưởng đến con hay không. Tuy nhiên, về cơ bản, ngứa da không ảnh hưởng tới >sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Rất ít trường hợp ghi nhận việc bị ngứa triền miên trong những quý thai kỳ cuối cùng có tác động tiêu cực nào. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan Obstetric Cholestasis (OC).
Triệu chứng điển hình của bệnh OC là ngứa, thường bắt đầu ở chân và tay. Sau đó, lan rộng tới toàn cơ thể. Ngứa nặng vào buổi tối. Triệu chứng khác gồm: nước tiểu sậm, có thể kèm theo vàng da.
Biểu hiện của hiện tượng ngứa ở bà bầu
Nổi sẩn kèm theo tăng sắc tố, tình trạng này thường được gọi là sẩn ngứa khi mang thai. Các vị trí hay gặp nhất là vùng bụng, hai bầu vú do mô tuyến vú tăng sinh; cánh tay, mông, đùi thường do tích tụ mỡ; cẳng, bàn chân do sự đè ép của thai lên tĩnh mạch chủ dưới gây ứ trệ tuần hoàn chi dưới có thể bị phù chân.
Ngoài ra, đổ mồ hôi nhiều cũng làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới vú, háng, cổ, gáy, ngực, lưng; do thay đổi độ pH vùng âm hộ - âm đạo, khiến cho vùng này trở nên quá kiềm khi mang thai; do tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da, tình trạng này thường tự biến mất sau khi sinh.
Tình trạng viêm nang lông trong thai kỳ có thể xảy ra thường không do vi trùng và thường xuất hiện trong tháng cuối của thai kỳ và gây ngứa ở những vùng có lông như vùng nhô hạ vệ, nách, vùng lông tay - chân… Do các bệnh lý mắc phải khi mang thai như: nhiễm nấm candida vùng sinh dục hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bà bầu bị ngứa phải làm sao?
- Để hạn chế ngứa ngáy trong thời kỳ bầu bì, các mẹ nên giữ cơ thể sạch sẽ, mặc trang phục thoáng mát bằng chất liệu cotton và tránh xa các loại quần áo bằng chất liệu tổng hợp vì chúng có xu hướng kìm hãm sự ẩm ướt. Đồng thời không nên ở những nơi quá nóng bức.
- Tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm sẽ khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Do đó chị em cũng nên hạn chế điều này. Sử dụng xà phòng nhẹ, không mùi để tắm cũng là lời khuyên mà các bác sĩ dành cho mẹ bầu.
- Sau khi tắm xong hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm lên vùng da bị ngứa ngay khi da còn ẩm. Điều này giúp da hấp thụ độ ẩm nhiều hơn. Các sản phẩm dưỡng ẩm chất lượng như kem dưỡng bơ, ca cao, chiết xuất nha đam… rất tốt và phù hợp cho làn da bị ngứa.
- Chăm sóc vùng kín: Bạn cần đi khám phụ khoa để loại trừ viêm âm đạo do nấm để điều trị ngứa âm đạo trong thai kỳ, bạn cần mặc quần lót bằng chất liệu cotton và luôn chăm sóc, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Không tắm vòi hoa sen và lau âm đạo từ phía trước ra phía sau để tránh xa vi khuẩn.
- Uống đủ nước: Để giữ độ ẩm cho cơ thể, bạn hãy uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất khoảng 2 lít. Cùng với đó, bạn cũng cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, >dinh dưỡng hợp lý để luôn có lợi cho da.
- Lưu ý tránh cào, gãi vì da sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau. Hãy dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ghi danh các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… vào thực đơn cho mẹ bầu và uống nước đủ 2 lít hàng ngày. Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và các loại kem bôi da nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trước khi dùng sản phẩm gì, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.