Nếu trong quá trình mang thai mà xuất hiện đau răng thì nguy cơ sẩy thai cao hơn bình thường. Hơn 70% phụ nữ bị sảy thai vì không điều trị ê buốt, đau răng kịp thời.
Nguyên nhân bà bầu bị ê răng
Bình thường răng được bảo vệ bởi lớp men răng. Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm. Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý tuy nhiên rất khó hồi phục, có nguy cơ cao phải nhổ răng. Trong trường hợp mòn đến lộ ngà, thai phụ sẽ cảm giác ê buốt, đặc biệt khi uống nước đá, hay tiếp xúc không khí.
Ngoài ra, trong thời gian mang thai, >mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể chất cũng như tinh thần, răng và nướu cũng không ngoại lệ. Sự tăng cường các hormone trong thai kỳ làm cho phụ nữ mang thai xuất hiện các dấu hiệu nướu sưng, chảy máu, răng ê buốt.
Xuất hiện răng ê buốt khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu, rất nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nha chu tiến triển nặng có thể gây sinh non và nhẹ cân.
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu ở phụ nữ. Những sự thay đổi này làm mềm các mô trong miệng, làm tăng độ nhạy cảm của răng.
Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong quá trình mang thai, nếu bị đau nhức răng sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai cao hơn bình thường, hơn 70% phụ nữ mang thai bị đau răng bị sinh con non nếu không được điều trị kịp thời.
Khi đau chân răng ngay cả người bình thường cũng sẽ không thể ăn nhai bình thường được chưa kể đến bà bầu còn hay bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi. Mà trong khi đó thai nhi đang ở giai đoạn phát triển cần bổ sung đầy đủ chất >dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi mang thai mà bị sâu răng khả năng khi sinh con ra cũng có thể bị di truyền bệnh sâu răng.
Thực tế trên thế giới có hơn 60% các bà mẹ mang thai bị các cơn đau răng đến “làm phiền” và trong số những người không tìm cách chữa trị thì có đến hơn 70% bị sinh non, hơn 20% sinh con ra em bé không được khỏe mạnh như bạn bè đồng trang lứa, dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, ỉa chảy, biếng ăn… chỉ có khoảng 3% là mẹ và bé đều khỏe mạnh, số còn lại là bị SẢY THAI.
Cách điều trị ê răng ở bà bầu
Tỏi sống
Tỏi sống đã được chứng minh là có các hoạt chất có khả năng làm giảm cảm giác bị ê buốt của răng rất hiệu quả. Chỉ cần cắn miếng tỏi trên vùng răng bị ê buốt, thì sau khoảng 20 phút cảm giác nhạy cảm của răng sẽ hết.
Để đạt hiệu quả nhanh, bạn nhớ nên nướng tép tỏi tươi nguyên cho vàng lớp vỏ bên ngoài, sau đó cắn ngậm luôn trên răng khi miếng tỏi còn ấm. Cảm giác ấm vừa hỗ trợ làm dịu cảm giác của răng vừa kích hoạt nhanh hơn các tính chất có trong tỏi phát huy tác dụng.
Lá lốt
Loại lá này hẳn không xa lạ với các bà bầu. Nó không chỉ là một trong những nguyên liệu làm nên hương vị đặc trưng của món chả cuốn lá lốt mà còn có thể sử dụng thành vị thuốc chữa ê buốt răng cho bà bầu rất công hiệu lại an toàn.
Hãy nhai lá lốt thật nhỏ và đắp lên chỗ răng bị ê cho đến khi thấy răng dịu lại, không còn ê buốt.
Gừng tươi
Gừng có rất nhiều công dụng đối với >sức khỏe, gừng giải cảm, trị ho,… Giờ bạn sẽ biết thêm một tác dụng đáng kể nữa của gừng tươi đối với răng miệng. Dùng miếng gừng tươi đập dập cho hơi nát và đắp lên răng ê sẽ thấy tác dụng tức thì.
Trà xanh
Trà xanh có tình kháng khuẩn, trà xanh thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, trị bệnh và còn chữa được ê nhức răng. Bởi trong trà xanh có chứa một hoạt chất là tannic có tính năng giảm tác động của các chất hòa tan canxi. Nên khi sử dụng nó cho răng miệng thường xuyên sẽ có tác dụng giúp răng chống lại được các hoạt động bào mòn và hòa tan canxi bổ sung thường xuyên cho răng từ các loại thức ăn và nước uống hàng ngày.
Hãy dùng thường xuyên nước trà xanh để vừa có sức khỏe tốt và phòng ngừa hiệu quả bệnh ê buốt răng.
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, bà bầu uống trà xanh sẽ giúp thông máu, lợi tiểu và bổ sung một lượng kẽm nhất định cho cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, nên dùng ở lượng vừa phải, loãng, tránh pha đặc sẽ phản tác dụng.
Ngoài ra quả óc chó cũng có công dụng tốt nhưng hơi khó kiếm với nhiều người. Bạn có thể chỉ cần áp dụng một trong số những cách trên để tự điều trị ê răng an toàn nay tại nhà trong thời kỳ chưa thể can thiệp điều trị nha khoa sâu.