Có khoảng 50% bà bầu bị chảy máu chân răng trong thai kỳ. Chị em cần tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị hội chứng này để không ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt thường ngày.
Bà bầu bị chảy máu chân răng là một dạng của hội chứng viêm nướu nhẹ. Theo thống kê, có khoảng 50% chị em khi bầu bí gặp phải hiện tượng này. Khi bị chảy máu răng, vùng nướu chị em có dấu hiệu sưng tấy, chuyển sang màu hồng tím và chảy máu khi chạm vào.
Nguyên nhân khiến >bà bầu bị chảy máu chân răng là do sự thay đổi hormone nội tiết khi mang thai. Quá trình này làm cho vùng nướu >mẹ bầu trở nên nhạy cảm với vi khuẩn gây ra mảng bám trên răng. Một số bệnh về răng khác như viêm nướu, viêm nha chu cũng có thể làm bà bầu bị chảy máu chân răng.
Mặt khác, thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt nhưng không chú ý vệ sinh răng miệng cũng dễ gây ra chứng chảy máu chân răng ở bà bầu.
Một số bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ thấy xuất hiện cục u nhỏ trong khoang miệng. Các khối u hạt sinh mủ này sẽ chảy máu khi mẹ bầu đánh răng.
Theo các bác sĩ, bà bầu bị chảy máu chân răng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến >sức khỏe nhưng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm mất vệ sinh và thẩm mỹ.
Đối với hiện tượng chảy máu chân răng thông thường, bà bầu cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và thay đổi phương pháp chải răng sao cho đúng cách. Hạn chế ăn đồ ăn cứng, sử dụng loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp để không làm nướu bị tổn thương.
Khi chảy máu chân răng là bệnh lý nặng, bà bầu có triệu chứng đau và chảy máu kéo dài cần đến gặp bác sĩ nha khoa để kịp thời thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, lấy sạch cao răng trước khi tiến hành điều trị cho bà bầu.
Chứng chảy máu chân răng ở bà bầu nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm nha chu, cấu trúc răng lỏng lẻo hoăc có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm khác như đột quỵ, tiểu đường, nhồi máu cơ tim.
Để phòng ngừa chứng chảy máu chân răng ở bà bầu, chị em cần lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên sau bữa ăn 30 phút bằng chỉ tơ nha khoa và chải răng đúng cách. Bàn chải nên sử dụng loại lông mềm, chải nhẹ góc chếch 45 độ. Không nên chải răng theo chiều ngang để tránh làm tổn thương men răng và nướu. Bà bầu cũng có thể dùng nước súc miệng và nước muối sinh lý hỗ trợ để diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
Trong chế độ ăn uống, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C và canxi giúp răng chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ việc hình thành cơ cấu răng lợi của thai nhi thông qua quá trình hấp thụ các khoáng chất.