Vú sữa được bình chọn là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất vì hương vị thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Nhiều người quan niệm bà bầu ăn vú sữa sẽ khiến cơ thể bị nóng, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ăn vú sữa khi mang thai bà bầu sẽ nhận được nhiều lợi ích hiếm có.
Vú sữa thuộc họ Sapotaceae là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc ở đảo Antilles và Trung Mĩ. Ngày nay, vú sữa có mặt ở khắp các quốc gia nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam (Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau…).
Quả vú sữa dạng tròn, da căng bóng, khi chín có màu xanh hoặc tím. Thịt quả vú sữa ngọt, mọng nước và tiết ra nhiều nước trắng như sữa. Lá vú sữa có thể hãm nước uống như nước chè. Vỏ cây vú sữa có thể sắc lấy nước uống trị ho.
Theo nghiên cứu, trong 100g thịt vú sữa có chứa 64kcal; 1g protein; 8g carbohydrat; 3,1g lipit cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt và các vitamin A, B1, C… Hoạt chất axit malic trong loại quả này còn có tác dụng phòng ngừa nám da, kháng khuẩn hiệu quả.
Với đặc trưng thịt quả ngọt thanh, mọng nước cùng nhiều dưỡng chất, vú sữa là một trong những loại quả nằm trong danh sách trái cây nhiệt đới được ưa chuộng nhất. Vú sữa tốt cho mọi người ở mọi độ tuổi và cả phụ nữ có thai. Bà bầu ăn vú sữa khi vào mùa sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
Vitamin C được xem là chất chống oxy hóa tự nhiên cần thiết cho bà bầu nhằm tránh các tác nhân gây bệnh. Bà bầu ăn vú sữa thường xuyên sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các hội chứng viêm, ngăn ngừa cảm cúm và các bệnh thông thường.
Canxi trong vú sữa sẽ giúp >mẹ bầu có hệ xương chắc khỏe, giảm các triệu chứng chuột rút, đau lưng trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, bà bầu ăn từ 200 – 400g vú sữa mỗi ngày sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi cần thiết cho thai nhi, hạn chế nguy cơ còi xương và các bệnh về xương.
Lượng nước và chất xơ dồi dào trong quả vú sữa sẽ trị các chứng táo bón thai kỳ cho bà bầu. Thành phần gluxit còn giúp hệ thần kinh mẹ bầu hoạt động hiệu quả, kích thích sự co bóp của nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn vú sữa sẽ gây nóng trong do thành phần thịt quả có vị chát và chứa mủ. Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn không có căn cứ. Bà bầu ăn vú sữa một cách hợp lý rất tốt cho >sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Để tránh vị chát và mủ vú sữa, chị em chỉ nên ăn phần thịt quả bên trong.