Rau muống là loại rau quá quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt, nhưng không hẳn là lành tình với tất cả mọi người. Vậy bà bầu ăn rau muống được không?
Rau muống có giá thành rất rẻ và có thể được chế biến thành nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Phần lớn các bữa ăn của người Việt đều có món ăn từ rau muống. Thậm chí, nhiều người còn xem đây là món tủ, dễ làm và dễ ăn. Thế nhưng, các chuyên gia >dinh dưỡng lại cho rằng rau muống không phù hợp với tất cả mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy thực sự bà bầu ăn rau muống được không? Hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
Rau muống được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới. Rau muống rất dễ ăn, đặc biệt là món rau muống xào tỏi cực kỳ ngon miệng. Nước rau muống luộc thêm chút chanh thì mát họng còn gì bằng. Tuy nhiên, không ít quan điểm cho rằng rau muống có thể khiến bà bầu mệt mỏi, tĩnh mạch có nguy cơ bị giãn.
Vậy sự thật là gì, có bầu ăn rau muống được không? Câu trả lời chính xác là rau muống có rất nhiều lợi ích đối với mẹ bầu. Bà bầu có thể ăn rau muống, nhưng phải điều độ và đúng cách.
Lần đầu mang thai, các mẹ bầu thường lên sẵn thực đơn hàng ngày, xem xét có thai nên ăn gì và không nên ăn gì là tốt. Tuy nhiên, rau muống lại nằm trong những câu chuyện đồn đại của dân gian là không tốt cho bà bầu. Để làm rõ cho câu hỏi mẹ bầu có được ăn rau muống không, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu xem rau muống có những lợi ích tuyệt vời nào cho phụ nữ mang thai.
Theo nhiều nghiên cứu, rau muống là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu như amino axit, sắt, canxi, vitamin B và vitamin C,...
Vào mùa hè, các mẹ nên ăn rau muống luộc để cung cấp một lượng sắt đáng kể. Dân gian cũng xem đây là bài thuốc chữa thiếu máu vô cùng hữu nghiệm.
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần của rau muống có chứa một loại chất tương tự insulin, có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang bầu.
Nhờ hàm lượng chất xơ cao, rau muống giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cực kỳ phù hợp với các mẹ bầu mắc chứng táo bón. Đặc biệt táo bón cũng là bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Rau muống còn có tính thanh nhiệt cao, có thể giúp mẹ bầu hạ hòa trong mùa hè oi bức nữa đấy!
Tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian >sức khỏe mẹ bầu cần được chăm sóc cẩn thận nhất, tránh tình trạng dọa sảy thai hoặc sảy thai. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu thể trạng không được tốt, các mẹ nên kiêng ăn rau muống.
Hơn thế nữa, rau muống cũng dễ bị ngậm các hóa chất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu nào nghén rau muống thì nên tìm mua ở các địa chỉ cung cấp rau sạch, an toàn. Khi mua về nhớ rửa sạch từng ngọn và ngâm muối loãng trước khi dùng để chế biến món ăn.
Mặc dù rau muống có nhiều lợi ích đối với bà bầu nhưng không phải mẹ bầu nào ăn rau muống cũng tốt. Theo các khuyến cáo, các mẹ bầu thường xuyên gặp tình trạng đau khớp do gout, viêm khớp hoặc viêm đường tiết niệu hoặc mẹ bầu bị cao huyết áp thì không nên sử dụng rau muống.
Bên cạnh đó, rau muống còn chứa một loại ký sinh trùng sán lá ruột, có thể tấn công vào cơ thể mẹ bầu nếu ăn sống hoặc rau chưa chín kỹ, gây ra tình trạng đau bụng, khó tiêu. Nghiêm trọng hơn, rau muống còn là loại rau chứa hàm lượng thuốc trừ sâu tương đối cao. Có thể gây ngộ độc đồng thời tác động xấu đến sự phát triển trí não của thai nhi nếu mẹ bầu ăn phải.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu cần rửa sạch rau muống dưới vòi nước rồi ngâm bằng nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau trong khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp loại bỏ tối đa lưu lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Không nên ăn rau muống sống hoặc chưa nấu chín kỹ để đề phòng ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Qua đây, chắc hẳn các chị em đã biết được bà bầu ăn rau muống được không. Tóm lại, bà bầu ăn rau muống đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Đồng thời các mẹ cũng cần lưu ý địa chỉ bán rau vệ sinh an toàn thực phẩm nhé! Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!