Bà bầu ăn mực được không? Đâu là những cách ăn mực an toàn và khoa học nhất cho các mẹ bầu? Câu trả lời sẽ được phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây.
Rất nhiều chị em đưa ra câu hỏi thắc mắc về vấn đề >bà bầu ăn mực được không. Để giải đáp cho câu hỏi này và giúp các chị em có cái nhìn cặn kẽ nhất về chấn đề này, chúng tôi xin đưa ra những thông tin khoa học dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể các mẹ thường trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi cơ địa thời kỳ mang thai. Vì vậy khoảng thời gian này các mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống và việc sử dụng thực phẩm.
Đối với mực tươi, tuy chưa có nghiên cứu hay dẫn chứng nào chứng minh loại thực phẩm này có hại cho >sức khỏe của >mẹ bầu, nhưng để tránh những tác dụng không mong muốn do hệ tiêu hóa và cơ thể nhạy cảm thời gian đầu thai kỳ, các mẹ nên hạn chế sử dụng mực. Trong trường các mẹ quá thích và vẫn muốn ăn thì hãy dùng thử một chút để kiểm tra xem cơ thể có bị dị ứng hay khó hấp thụ không, nếu không thì các mẹ có thể sử dụng bình thường.
Bản chất mực khô là thịt mực tươi được đem sấy thật khô để sử dụng được lâu và mới lạ hơn. Tuy nhiên, chính vì vấn đề bảo quản khiến loại mực này thường dính dáng tới những chất bảo quản không có lợi cho các mẹ bầu.
Theo một nghiên cứu nước ngoài, trong mực khô có chứa cadmium cao hơn ngưỡng cho phép (ngưỡng an toàn: 1,00 ppm) nên có thể gây ra các loại bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,…Vì vậy nó không chỉ nguy hiểm tới các mẹ bầu, thai nhi mà còn với tất cả mọi người.
Bản chất mực khô không gây hại cho sức khỏe người sử dụng, nhưng chính những chất bản quản trong chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực lên mọi người. Do đó, nếu bạn tìm mua được loại mực khô an toàn không chất bảo quản thì vẫn có thể sử dụng bình thường, còn không thì nên hạn chế ăn mực khô được bày bán tự do trên thị trường.
Mực rim là loại mực được rim tới săn lại cùng các loại sốt hoặc tương. Đây là món ăn khá phổ biến và được rất nhiều người ưa thích. Mực rim có thể tự làm hoặc mua hàng đóng hộp bày bán trên thị trường. Tương tự với mực khô, nếu mực rim được đóng hộp thì sẽ thường đi kèm với những loại chất bảo quản, mà những chất này rất có hại cho cơ thể người sử dụng. Vì vậy nên tránh sử dụng loại thực phẩm này.
Còn với mực rim tự làm thì các mẹ vẫn có thể thưởng thức như bình thường, chỉ có một lưu ý nhỏ là những loại mực rim cay có thể khiến mẹ bầu dễ bị nóng trong và khó chịu đường tiêu hóa, do đó cũng không nên sử dụng quá nhiều.
Để các mẹ thưởng thức mực đúng cách và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bản thân và thai nhi, các mẹ nên để ý tới những cách ăn mực khoa học dưới đây:
Theo các nghiên cứu khoa học, bình quân 100gr mực sẽ cung cấp thêm 90% đồng. Loại chất này có khả năng kích thích cơ thể trao đổi chất và sản sinh hồng cầu, đồng thời loại khoáng chất này còn tốt cho các quá trình phát triển thể chất của bé. Nên bổ sung đủ loại chất này trong thai kỳ sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé.
Ngoài kích thích việc sản sinh hồng cầu khiến các triệu chứng thiếu máu được giảm thiểu, lượng sắt trong mực còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, bổ sung máu và hỗ trợ các quá trình vận chuyển máu trong cơ thể. Từ đó còn làm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu được chuyển biến theo hướng tích cực hơn.
Trong thành phần dinh dưỡng của mực có chứa lượng canxi và photpho rất dồi dào, hấp thụ loạt chất này khiến hệ xương khớp của mẹ được khỏe mạnh, quá trình phát triển hệ xương của bé diễn ra tốt hơn và làm răng thêm chắc khỏe. Ăn mực trong thời kỳ thai nhi phát triển hệ xương sẽ giúp ích cho thể chất của bé sau này.
Thêm vào đó, với 63% selenium – chất chống oxy hóa và làm giảm các triệu chứng đau xương khớp, mực sẽ hỗ trợ phòng ngừa tối đa các bệnh về xương khớp cho mẹ và bé sau này.
Lượng protein có ích được tìm thấy trong mực sẽ giúp >làm đẹp da, mượt tóc và móng tay chân thêm khỏe đẹp. Loại chất này sẽ khiến làn da mịn màng và khỏe mạnh, đồng thời giúp tăng các quá trình trao đổi chất và làm chậm các dấu hiệu lão hóa. Việc này sẽ rất tốt cho các mẹ bầu vì sau khi sinh cơ thể của các mẹ thường trở nên yếu và nhanh lão hóa hơn.
Tác dụng này xuất phát từ các vitamin nhóm B trong thành phần dinh dưỡng của mực. Về chi tiết, chất vitamin B3 sẽ giúp ổn định lượng đường có trong máu của mẹ trong thai kỳ, còn vitamin B2 giúp khống chế các cơn đau nửa đầu và bồi bổ cho hệ thần kinh rất tốt.
Hàm lượng kali cao trong mực giúp các mẹ kiểm soát huyết áp của mình hiệu quả. Loại chất này khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp giảm các tình trạng rối loạn huyết áp, từ đó khiến các mẹ có một thai kỳ dễ dàng và mạnh khỏe hơn.
Nhờ tác động của magie và vitamin B6, mực giúp các hoạt động cơ bắp của mẹ được thư giãn và làm cơ thể thỏa mái hơn. Đồng thời, với các mẹ gặp các vấn đề về thần kinh như stress, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh,…khi sử dụng mực sẽ hỗ trợ cải thiện tình hình này theo hướng tốt hơn, các mẹ cũng cảm thấy vui vẻ, phấn chấn hơn thay vì mệt mỏi, ủ ê.
>>> Xem thêm:
- Trong và sau thai kỳ bà bầu ăn bưởi có tốt không?
- Mẹ bầu thông thái ơi: Bà bầu ăn mướp hương được không?
Như đã nói phía trên, với 63% selenium – chất chống oxy hóa hiệu quả, ăn mực sẽ làm các mẹ chống lại các quá trình xâm nhập của vi khuẩn và độc tố, từ đó khiến tỷ lệ mắc các bệnh vặt của mẹ được giảm đi đáng kể.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bà >bầu ăn mực được không, những hướng dẫn cách ăn mực an toàn nhất và phân tích các tác dụng mà mực đem lại cho bà bầu. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các mẹ đã có thêm những hiểu biết để chăm sóc cho thai kỳ thật tốt. Đừng quên chế biến và thưởng thức mực theo những cách khoa học chúng tôi đã chia sẻ bên trên nhé! Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an toàn!