Cá thu là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng nhưng nhiều thông tin cho rằng cá thu gây nhiễm độc thủy ngân cho bà bầu. Vậy bà bầu ăn cá thu được không?

Cúc Nguyễn 10:56 19/12/2019

Cá thu là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất >dinh dưỡng nên được nhiều người, đặc biệt là các >mẹ bầu quan tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng trong cá thu chứa nhiều thủy ngân gây nhiễm độc cho phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn cá thu được không? Các mẹ hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để được giải đáp.

Bà bầu ăn cá thu được không? - Ảnh minh họa: Internet.

Ăn cá thu có tốt cho bà bầu không?

Để giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn cá thu được không, trước hết, các mẹ cần nắm được thành phần dinh dưỡng của loại hải sản này. Cá thu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong cá thu rất giàu vitamin B12, Vitamin D, Phosphorus, Niacin, Protein, chứa lượng ít Natri. Các chất này đặc biệt tốt cho hệ tim mạch của cả mẹ và bé.

Cá thu là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet.

Thành phần không thể bỏ qua trong cá thu là lượng Omega-3, hỗ trợ đắc lực giúp phụ nữ giảm các triệu chứng khi đến kỳ, giảm nguy cơ bị ung thư vú. 

Lượng DHA dồi dào có trong cá hồi là chất quan trọng đóng góp sự hình thành và phát triển não bộ của bé. Ngoài ra, lượng iot, magie, kẽm, canxi cũng là những chất thiết yếu giúp đảm bảo >sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vậy bà bầu ăn cá thu được không?

Tuy giá trị dinh dưỡng của cá thu lớn nhưng nhiều nghiên cứu và số liệu cho thấy hàm lượng thủy ngân trong cá thu cao, dễ gây nhiễm độc thủy ngân cho các mẹ bầu. Ở phụ nữ mang thai, nếu bị nhiễm độc thủy ngân, hậu quả xảy ra rất khó lường:

  • Trong giai đoạn mang thai, thủy ngân có thể khiến cho mẹ bị sảy thai hoặc bị sinh non.
Nhiễm độc thủy ngân gây sảy thai - Ảnh minh họa: Internet.
  • Con sinh ra bị mắc một số dị tật bẩm sinh như: mù, chỉ có một mắt, điếc, thận bị tổn thương, trí não chậm phát triển. Hay nói cách khác, thủy ngân có thể phá hủy hệ thần kinh trung ương và não bộ của thai nhi, ảnh hưởng đến nhận thức.
Nhiễm độc thủy ngân có thể gây chậm phát triển, dị tật cho con sau này - Ảnh minh họa: Internet.
  • Con sinh ra bị còi, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân nếu bị tiếp xúc với thủy ngân trong bào thai.

Đối với cơ thể mẹ, nếu bị nhiễm độc thủy ngân, các hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng:

  • Ngộ độc sau vài ngày hoặc vài tuần do nhiễm độc thủy ngân.
  • Viêm lợi, chảy nước miếng không kiểm soát.
  • Chân tay run, rối loạn và suy nhược thần kinh, giảm thính giác và thị giác.

Vì vậy, nếu mẹ bầu có ý định đưa cá thu vào thực đơn thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ, ăn với lượng quy định để không bị ngộ độc thủy ngân. Lượng cá thu mà mẹ nên ăn tối đa chỉ khoảng 170g/tuần.

Vậy còn với trường hợp đang nuôi con thì bà đẻ có ăn được cá thu không? Câu trả lời là có thể ăn được nhưng cần phải tuân thủ lượng nạp vào, không để lượng thủy ngân tăng cao. Cách tốt nhất đối với phụ nữ mang thai và sinh con, không nắm được lượng ăn như thế nào để tránh bị ngộ độc thì nên thay thế cá thu bằng một số thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng tương đương.

Những thực phẩm có thể thay thế cá thu trong thực đơn của mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn cá thu hay ăn các thực phẩm khác? Để đảm bảo an toàn, các mẹ không nắm rõ thông tin có thể thay thế cá thu bằng một số loại thực phẩm sau mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng: trứng, sữa, trái cây, ngũ cốc.

Trứng gà

Trứng gà vẫn là loại thực phẩm rất phổ biến cho mẹ bầu có thể thay thế cá thu, cung cấp lượng lớn protein cần thiết. Ngoài ra, trứng còn rất giàu vitamin, khoáng chất không thể thiếu cho phụ nữ mang thai như: vitamin A, D, B6, B12, acid folic, kẽm, sắt, canxi, chất béo, quan trọng nhất là giàu Omega-3 hỗ trợ phát triển trí não hoàn thiện.

Trứng gà cung cấp nhiều protein và các chất có lợi cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet.

Cá hồi

Nếu như mẹ bầu thích ăn cá, muốn đưa cá vào thực đơn thì thay vì chọn cá thu, mẹ có thể chọn cá hồi vì lượng dinh dưỡng cũng dồi dào và đa dạng không kém. Cá hồi cung cấp protein, amino acid, canxi hỗ trợ phát triển xương. Lượng chất béo không bão hòa tốt cho trí não. Ngoài ra, cá hồi cung cấp lượng DHA cao hơn nhiều các loại sữa, giúp bé thông minh.

Cá hồi sẽ là hải sản thay thế tốt cho cá thu - Ảnh minh họa: Internet.

Tôm

Trong các loại hải sản thì tôm là thực phẩm có lượng thủy ngân rất thấp nên rất an toàn cho mẹ và thai nhi. Tôm rất giàu Omega-3 và DHA tốt cho sự phát triển hệ thần kinh, não bộ. Tôm rất giàu canxi, tốt cho cơ và xương, ngoài ra, lượng vitamin và chất khoáng có trong tôm cũng là thành phần không thể thiếu giúp mẹ khỏe, bé phát triển hoàn thiện.

>>> Xem thêm:

- Bà bầu ăn cá chép trong thai kỳ liệu có tốt không?

- Cháo cá thu cho bé ăn dặm nấu với rau gì ngon, mẹ đã biết chưa?

Tôm rất giàu canxi, omega-3, DHA và an toàn hơn cá thu - Ảnh minh họa: Internet.

Một số loại hạt, ngũ cốc

Nếu mẹ vẫn băn khoăn không biết có loại thực phẩm nào cung cấp chất béo lành mạnh để thay thế cá thu được không, thì hãy sử dụng các loại hạt. Lượng chất béo không bão hòa trong các hạt, ngũ cốc cũng tương đương như một số loại cá biển. Các loại hạt mẹ có thể tham khảo như: hạt óc chó, hạt lanh, hạt điều, ngũ cốc yến mạch,...

Các loại hạt rất tốt trong việc cung cấp chất béo lành mạnh cho mẹ bầu, thay thế cá thu - Ảnh minh họa: Internet.

Trên đây là một số lời giải đáp cho câu hỏi: Bà bầu ăn cá thu được không? Câu trả lời là mẹ bầu chỉ nên ăn với số lượng quy định để tránh bị nhiễm độc thủy ngân, gây nguy hiểm cho cả cơ thể và thai nhi. Ngoài ra, mẹ có thể thay thế cá thu bằng một số loại thực phẩm khác để giảm nỗi lo bị nhiễm độc thủy ngân vì ăn nhiều cá thu mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe