Hương thơm đặc trưng của sầu riêng khiến nhiều người quan niệm bà bầu không nên ăn kẻo em bé sinh ra không được thơm tho. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu biết ăn sầu riêng một cách hợp lý, bà bầu sẽ nhận được vô vàn ích lợi từ loại quả này.
Để biết bà bầu ăn sầu riêng có tốt không, chị em cần tìm hiểu giá trị >dinh dưỡng của loại quả này. Theo nghiên cứu, sầu riêng có chứa đến 32% vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, folate, một số khoáng chất như: Kali, magiê, phốt pho và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Chất xơ trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và trị chứng táo bón ở bà bầu. Hàm lượng folate cao còn ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu ở phụ nữ có thai. Trong khi đó, nguyên tố kali sẽ giúp hệ xương bà bầu trở nên chắc khỏe, ngăn chặn lượng caxi thất thoát qua đường nước tiểu. Đồng thời, phốt pho sẽ giúp răng, nướu bà bầu chắc khỏe hơn.
Ăn một lượng sầu riêng vừa phải còn giúp bà bầu có cảm giác ngon miệng hơn nhờ thành phần thianin hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đối với bà bầu mắc chứng đau nửa đầu, ăn sầu riêng sẽ cải thiện tình trạng này nhờ hoạt chất riboflavin (một loại vitamin nhóm B) – thường được dùng trong y tế.
Ngoài ra, ăn sầu riêng có thể giúp bà bầu giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm, mất ngủ, lo âu, làm sạch máu và kích thích hưng phấn tình dục.
Theo các chuyên gia, sầu riêng là loại quả tốt cho >sức khỏe mọi người, kể cả phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn lượng 150g cơm sầu riêng một ngày để tránh tình trạng nóng trong người, dễ sinh mụn nhọt.
Theo kinh nghiệm, sầu riêng ngon sẽ có đặc điểm: Gai nở tròn, không vết xước, không bị nứt.
Nếu cầm sầu riêng lắc thử >mẹ bầu cảm giác bên trong lỏng, vỗ nghe âm trầm, dùng tay bóp gai mềm, không cứng thì nên chọn quả này. Bà bầu nên mua sầu riêng ở những địa chỉ đáng tin cậy để mua được những trái sầu riêng chín đều, không bị ngâm thuốc.