Ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi nhưng mẹ có biết việc các triệu chứng nghén dừng đột ngột có thể là lời cảnh báo em bé trong bụng đang gặp vấn đề.

05:30 13/08/2018

Khi mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn con phát triển khỏe mạnh trong tử cung. Vì vậy mẹ phải lưu ý những dấu hiệu bé đang gặp vấn đề dưới đây để đi khám sớm. 

1. Mất nhịp tim 

Tim thai bắt đầu đập từ tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng đến tuần thứ 10 hoặc cuối tam cá nguyệt đầu tiên sẽ dễ dàng phát hiện hơn thông qua xét nghiệm Doppler. Đôi khi, tim thai của bé không được rõ ràng vì vị trí của bé và nhau thai. Vậy nhưng nếu điều đó xảy ra liên tục trong hai lần khám thì có thể bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng hơn là mẹ đã sảy thai, bé chết lưu.

Mất tim thai là vấn đề cực kỳ đáng lo ngại khi mang bầu. (Ảnh minh họa)

2. Chiều cao tử cung của mẹ giảm 

Trong thời kỳ mang thai, kích thước của tử cung sẽ dần dần phát triển theo kích thước của thai nhi và làm thay đổi kích thước của vòng bụng. 

Chiều cao tử cung là độ dài tính từ bên bờ trên khớp mu đến đáy tử cung. Vòng bụng đó ở chỗ phình nhất, thường là qua rốn. Nhìn vào đó, có thể ước tính trọng lượng thai và tuổi thai nhờ chiều cao tử cụng và vòng bụng. 

Nếu chiều cao tử cung của mẹ đột nhiên giảm hoặc không thay đổi ở giữa thai kỳ, có thể bé đã gặp vấn đề.

3. Mức hCG thấp hơn 

Gonadotropin chorionic của con người là một hormone trong cơ thể, chịu trách nhiệm nuôi dưỡng trứng sau khi thụ thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ, qua đó hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Mức hCG ở mức cao nhất trong các tuần từ 8 đến 11 và được xác định thông qua xét nghiệm máu. Sảy thai và thai ngoài tử cung là hai nguyên nhân khiến nồng độ hCG thấp, dưới 5 mIU / ml.

4. Bụng co thắt nhiều khi mang thai 

Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ có thể bị co thắt nhẹ như khi đến chu kỳ kinh nguyệt và đây là hiện tượng bình thường.

Mẹ cần đến viện ngay nếu cơn đau bụng kéo dài khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Nhưng nếu nó kéo dài trong một thời gian lâu hơn và chỉ co thắt ở một bên bụng kèm theo chảy máu, mẹ phải nhập viện ngay để kiểm tra.

Hiện tượng co thắt xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, sinh non.

5. Chảy máu khi mang thai 

Chảy máu âm đạo là một trong những vấn đề đáng lo ngại trong thai kỳ. Khi mới mang thai, mẹ có thể thấy một vài đốm máu nhỏ, đó là máu báo và hoàn toàn bình thường. 

Nhưng ngoài ra, chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, sảy thai hoặc nhau thai có vấn đề. 

6. Đau lưng nặng khi mang thai 

Do sự mất cân bằng cơ thể nên đau lưng là vấn đề khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là lưng dưới. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài dai dẳng và đau nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng thận, bàng quang, chuyển dạ sớm hoặc thậm chí là sảy thai. 

 

Đau lưng là hiện tượng phổ biến khi mang thai nhưng đôi khi nó lại cảnh báo vấn đề nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

7. Ra dịch âm đạo 

Ra dịch âm đạo là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhưng dịch này thường trong suốt và không có mùi. Còn nếu dịch âm đạo có màu lạ, mùi bất thường, kèm theo chảy máu và đau bụng, mẹ cần đi khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu viêm cổ tử cung hoặc cổ tử cung mở sớm. 

8. Em bé không chuyển động 

Mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của bé trong bụng từ khoảng tuần thứ 18 và càng rõ ràng hơn khi ở tuần 24. Nếu bé đá ít hơn 2 giờ/1 lần, mẹ nên đi kiểm tra sớm vì đó có thể là dấu hiệu bé đang gặp vấn đề.  

9. Không ốm nghén 

Ốm nghén là vấn đề khiến >mẹ bầu cực kỳ mệt mỏi. Nhiều người may mắn không bị ốm nghén suốt thai kỳ. Tuy nhiên nếu như đang nghén nặng, chưa hết 3 tháng đầu mà các triệu chứng đã đột ngột biến mất, mẹ tốt nhất nên đi khám vì đó có thể là dấu hiệu nồng độ nCG giảm, đồng nghĩa với sảy thai sớm. 

Giảm đột ngột các triệu chứng nghén có thể là dấu hiệu sảy thai. (Ảnh minh họa)
Theo Minh An/Eva/Khám Phá