Cách bảo quãn không đúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ trữ đông.

03:24 19/07/2023

Dự trữ và >bảo quản >sữa mẹ là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi con của các mẹ bỉm. Việc này tưởng đơn giản nhưng nếu không biết cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sữa và >sức khỏe của trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số sai lầm rất nhiều mẹ mắc phải khi trữ sữa khiến con bị tiêu chảy hoặc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. 

1. Cho luôn sữa vào tủ đá

Sau khi hút sữa xong, nhiều mẹ thường cho vào túi trữ rồi cho lên ngăn tủ đá luôn. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết việc này làm mất đi nhiều chất >dinh dưỡng từ sữa mẹ do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

2. Bảo quản sai thời gian

Một số mẹ thường không ghi thời gian trữ sữa nên khi lấy ra sử dụng, họ không nhớ hạn sử dụng của các túi sữa. Điều này là cực kỳ nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ nhé các mẹ, thông thường thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh 24 tiếng, thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá chỉ trong 5 - 6 tháng. Có những túi sữa trữ đã lâu, quá hạn sử dụng mà không biết. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến con bị tiêu chảy, không tăng cân. Các mẹ nên ghi ngày tháng, mốc thời gian cụ thể trước khi trữ sữa nhé.

3. Trữ sữa quá nhiều trong một túi

Mỗi lần hút của các mẹ có thể được khoảng 200-250ml và đổ luôn vào 1 túi. Tuy nhiên, mỗi cữ con chỉ ăn tầm 100-150ml thôi nên chỗ sữa còn lại các mẹ thường tiếc và để cho bé ăn cữ sau. Bác sĩ nói đây cũng là một sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ bé, bởi sữa sau khi rã đông chỉ sử dụng trong vòng 1 tiếng, nếu để lâu sẽ có nguy cơ bị hỏng, mất chất dinh dưỡng.

4. Đổ sữa cũ và mới vào cùng 1 túi

Có những cữ chỉ hút được ít, khoảng 90-100ml. Sang cữ sau, một số hút thêm và có thói quen đổ dồn vào cữ trước để tiết kiệm túi. Điều này cũng là sai lầm tai hại bởi sữa ở cữ trước đang được bảo quản trong ngăn lạnh, việc đột ngột đổ thêm sữa ở cữ sau gây chênh lệch nhiệt độ làm sữa mất chất dinh dưỡng.

5. Bảo quản sữa lần nữa sau khi đã dùng

Việc tiết kiệm khi tiếp tục cho sữa vào lại ngăn cấp đông lưu trữ tiếp sẽ khiến sữa mất chất dinh dưỡng và dễ hỏng đi. Tốt nhất, các mẹ nên lấy sữa đã tích trữ vừa đủ một lần dùng mỗi khi cần dùng đến.

6. Dùng các vật dụng cũ/ chưa được khử trùng để trữ sữa

Sữa mẹ cần được trữ trong túi sạch/ chai sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé nhé các mẹ. Với chai, lọ, trước khi trữ sữa, mẹ nên đun sôi để diệt hết vi khuẩn, tránh bụi bẩn và côn trùng xâm nhập.

7. Để túi trữ sữa cạnh các thực phẩm sống

Nhiều gia đình để chung >sữa trữ đông của con trong tủ lạnh cùng với các thực phẩm khác. Bác sĩ cho biết vi khuẩn từ các loại thực phẩm sống như thịt, cá,... có thể lây sang túi sữa của bé; máu từ thịt, cá,... chưa qua chế biến có thể chảy xuống và thấm vào bên trong túi sữa. Điều này vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân chính khiến bé bị tiêu chảy.

Biểu hiện sữa trữ đông đã hỏng, không nên tiếp tục sử dụng

1. Sữa mẹ để ở bên ngoài quá thời gian quy định

Sữa mẹ có đặc tính làm chậm sự phát triển của các vi khuẩn xấu gây bệnh. Tuy nhiên, đặc tính này thường suy giảm theo thời gian bảo quản ở môi trường bên ngoài. Do đó nếu mẹ để bên ngoài nhiệt độ phòng (>26 độ C) quá 1 giờ, hoặc (dưới 26 độ C) quá 5 giờ; trong ngăn mát tủ lạnh trên 4 ngày thì cũng không nên cho trẻ sử dụng sữa này nữa, cho dù không ngửi thấy mùi hôi tanh hay sữa có dấu hiệu lạ. Vì thế khi dư nhiều sữa mà bé không dùng hết, mẹ nên trữ trong ngăn đông càng sớm càng tốt.

2. Sữa có vị chua lạ sau khi rã đông

Sữa mẹ không ngọt thơm như sữa bò hoặc sữa công thức, tuy nhiên chúng vẫn có mùi dễ chịu, béo ngậy, không mặn cũng không ngọt. Do đó, nếu mẹ nếm sữa của mình sau khi rã đông mà có vị chua khó chịu, kèm mùi hôi tanh... thì có thể sữa đã bị hỏng, không nên cho trẻ sử dụng nữa.

3. Sữa mẹ có mùi hôi khó chịu

Sữa mẹ nếu được bảo quản đúng cách thường có mùi dễ chịu. Mùi vị sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi những gì bạn nạp vào cơ thể như thức ăn hoặc các loại thuốc. Vì thế đôi khi sữa mẹ có mùi lạ, chị em đừng quá lo lắng.

Tuy nhiên, sau khi rã đông mà mẹ thấy sữa có mùi khó chịu như chua, tanh hay hôi giống như sữa bò hết hạn thì nguy cơ cao là sữa đã bị hỏng.

Nếu muốn kiểm tra kĩ hơn, mẹ có thể rã đông sữa mẹ mới bảo quản những ngày gần đây. Trong khoảng thời gian đông lạnh khá ngắn nên chắc chắn sữa mẹ không thể bị hỏng. Bởi vậy, nếu sữa mẹ rã đông sau 5 ngày có mùi lạ thì thường là do chế độ ăn uống. Bạn vẫn có thể cho con bú sữa này nhưng nếu bé thấy khó chịu thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và loại bỏ sữa đó.

4. Trẻ có biểu hiện lạ khi uống sữa

Trẻ sơ sinh luôn có vị giác rất nhạy cảm, nên khi mẹ rã đông sữa và cho bé bú, nếu thấy bé có dấu hiệu khước từ, thậm chí quấy khóc khi mẹ cố tình cho bú bình thì rất có thể vị sữa có vấn đề, bị hư hỏng quá hạn khiến bé không muốn uống.

 

 

Theo Thảo Hương/Tổ Quốc