Bố mẹ nhất định phải nhớ "giữ vía" cho con bằng cách cất thật kĩ những thứ sau đây.
Ngoài >lấy máu gót chân, các chị còn có thể đăng ký để lấy máu cuống rốn cho bé nữa nha. Lấy máu cuống rốn khác với lấy máu gót chân ở chỗ bác sĩ sẽ lưu trữ được tế bào gốc cho con, sau này nhờ những tế bào gốc này mà có thể cứu con thoát khỏi khoảng 80 căn bệnh nguy hiểm liên quan đến máu (bệnh bạch cầu, bệnh ung thư, bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm mà trẻ con là đối tượng hay mắc phải, dùng ghép tủy xương…).
Chi phí thì em thấy lấy máu gót chân tương đối rẻ (tầm trên dưới 3 triệu thôi) nên em nghĩ các mẹ nên làm vì nó rất tốt cho con. Còn lấy máu cuống rốn đắt hơn vì bệnh viện phải lưu trữ dài hạn nữa (tầm mấy chục triệu í) nên nếu gia đình nào có điều kiện thì cứ làm nha. Đặc biệt em khuyến khích các mẹ mạnh dạn làm nếu gia đình mình có tiền sử mắc bệnh nan y, ung thư các kiểu…
-Mẹ chồng em lấy phân su đầu tiên của con đem về để bé “dễ nuôi”
Lúc mới sinh còn nằm ở viện, mẹ chồng em lén lấy phân su màu xanh trong lần đầu tiên bé “đi nặng” cho vào túi ni lông đen, khi em bế con về nhà, bà đặt cái túi đó trước cửa một ngày rồi mới đem đi chôn. Ban đầu bà cứ lui cui giấu giấu giếm giếm làm em chẳng hiểu chuyện gì. Sau này ra cữ, em hỏi thì bà mới bảo làm vậy để thằng bé dễ nuôi, ngoan ngoãn, ít quấy khóc, ít đau ốm bệnh tật. Em mới hỏi tiếp: “Sao má không nói con biết ngay từ đầu, làm con cứ thậm thụt dòm dòm ngó ngó không biết má làm gì, hihi”. Mẹ chồng lại bảo phải giấu chứ cho người khác biết thì còn gì linh nghiệm. Đúng là mẹo dân gian nhiều cái lạ lạ hay phết ấy nhỉ các mẹ?
-Khi cuống rốn con rụng đi thì em đem phơi khô, cất giữ
Ông bà cũng cho rằng cất giữ cuống rốn cho con sẽ giúp con dễ nuôi, lớn lên mạnh khỏe, xinh đẹp đấy ạ! Vụ này em cũng không biết đâu. Một hôm chị y tá đến nhà tắm cho con em xong thì cuống rốn khô rụng luôn. Chị ấy mới hỏi em có cất cho con không, em thắc mắc cất làm gì thì chị bảo để cầu an lành cho con vậy thôi, chị sinh hai lứa rồi mẹ ruột đều làm vậy. Em nghe theo, đem cuống rốn phơi chỗ cao ráo (tránh chó gà tha mất) cho khô (tránh ẩm mốc, hư hỏng) rồi bỏ vào một chiếc lọ thủy tinh nhỏ, đậy kín nắp, cất tủ đầu giường. Hy vọng nó sẽ là “chiếc bùa” bình an cho con và còn giúp em an tâm, vững tin để chăm con tốt hơn.
-Lần đầu tiên đưa con đi cắt tóc, em đã giữ lại một nhúm tóc máu
Cái này thì tự em làm chứ không ai chỉ hết, ban đầu thấy tóc máu con mảnh như tơ, êm mịn, màu hồng hồng vàng vàng đẹp mắt nên khi đưa con đi hớt tóc, em lựa một nhúm dài nhất bỏ vào tờ giấy nhỏ gói lại, cất vô hộp đựng đồ trang sức rỗng. Em chỉ nghĩ đơn giản mình giữ lại, mai mốt con lớn đem cho con ngắm, kể lại tuổi thơ con được sinh ra thế nào, chắc chắn bé sẽ thích thú lắm. Không ngờ, sau khi kể với các chị trong xóm, mấy chị bảo làm vậy cũng là mong may mắn đến với con đấy, em mừng húm.
-Ngoài ra, chờ đến khi con thay răng, em sẽ cất chiếc răng sữa của con nữa
Mẹ cũng có thể sử dụng chiếc răng sữa rụng đầu tiên của con để “làm phép” giúp con lớn lên mạnh khỏe. Hãy rửa sạch, phơi khô và cho vào lọ thủy tinh cất cẩn thận nha. À mà em còn thấy nhiều mẹ vứt chiếc răng này lên mái nhà rồi gọi gì gì đó để cho con mau mọc răng, răng trắng đều tăm tắp í. Các mẹ thử xem nha! Em cũng đang đợi ngày con thay răng để áp dụng đây nè!
Trên đây bao gồm những cách khoa học tiến bộ lẫn cách mẹo dân gian được ông bà truyền lại. Hy vọng nó có thể giúp các mẹ “nặn” được những đứa con xinh ngoan. Nhưng nhớ làm gì thì làm cũng phải cẩn thận ăn uống, kiêng cử lúc bầu bí và nuôi nấng, dạy dỗ con chu đáo khi ra đời thì con mới phát triển toàn diện theo ước muốn của bố mẹ được nha!