Mẹ bầu cần nhớ kỹ, khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu:
Để xác định có thai hay không
Để hẹn lịch khám thai tếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván
Được kiểm tra >sức khỏe của mẹ
Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.
Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.
2. Lần 2 vào 3 tháng giữa
Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng) nhằm mục đích:
Để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không
Để theo dõi sức khỏe của mẹ và sàng lọc đái tháo đường thai kỳ
3. Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ
Để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi
Được tư vấn dự kiến ngày sinh
Được tư vấn chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.
Khi có dịch bệnh, bạn cần giữ đúng lịch khám thai và cần gọi điện đặt lịch khám để giảm thời gian chờ và tránh tếp xúc với nhiều người.
Bạn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khi đi khám thai trong thời gian có dịch bệnh.
Ngoài khám thai định kỳ, bạn cần đi khám ngay bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường.
*Tài liệu tham khảo: Cẩm nang Hành trình Mang thai và nuôi con khỏe mạnh (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế)