Trong thời gian cho con bú, chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng. Để không ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú, các mẹ cần phải tránh xa 17 loại thực phẩm gây tắc sữa dưới đây.
Những loại thực phẩm mẹ cho con bú phải tránh xa
1. Lá lốt
Lá lốt cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại rau này nếu không muốn sữa “lặn mất tăm”.
2. Rau mùi tây
Rau mùi tây cũng là một thảo dược cùng họ với bạc hà, nên cũng có thể giảm lượng sữa của bạn khi được tiêu thụ số lượng lớn. Nếu bạn hay dùng thuốc nam, hãy kiểm tra kỹ để bảo đảm không tiêu thụ một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, nếu chỉ trang trí bữa ăn bằng vài cọng mùi tây, hoặc thỉnh thoảng làm một tô rau trộn thì không sao cả.
3. Đồ ăn cay
Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại gia vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì >sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.
4. Cà phê
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể ”cai” được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
5. Socola
Hãy thận trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein. Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế.
6. Bông cải xanh (Súp lơ)
Các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.
7. Rượu
Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.
8. Tỏi
Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
9. Ngô
Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng. Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô
10. Hải sản có vỏ cứng
Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.
11. Các loại cá có thủy ngân cao
Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
12. Đồ ăn nhanh
Nghiên cứu tháng 11/2010 của tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa Châu Âu cho thấy, trong thời gian cho co bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5 gram chất béo chuyển hóa, loại thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh…, bé con có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác.
13. Trái cây họ cam
Chứa nhiều vitamin C và những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cam và họ hàng nhà cam là loại trái cây cực tốt cho các mẹ mới sinh. Tuy nhiên, với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm, một số thành phần trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa, hoặc nổi mẫn đỏ trên da. Nếu nhận thấy con có những triệu chứng trên, mẹ có thể cắt giảm bớt lượng thực phẩm này trong thực đơn của mình. Chờ đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn.
14. Bạc hà
Đây cũng là một loại thực phẩm gây mất sữa mà các bà bầu nên chú ý.
15. Mỳ tôm
Không có gì bất ngờ khi mỳ tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mỳ tôm có thể khiến mẹ mất sữa.
16. Rau diếp cá
BS. Nguyễn Thị Hòa (bệnh viện Đa khoa Đống Đa) tư vấn trên Sức khỏe & Đời sống: Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều công dụng khác của rau diếp cá: Loại bỏ ký sinh trùng, kháng khuẩn, giảm khả năng bị ung thư. Dễ nhận thấy tính mát của diếp cá có khả năng trị táo bón, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ.
Tuy nhiên, một số bà bầu khi dùng rau diếp cá có dấu hiệu mất sữa, một số người lại không bị ảnh hưởng. Phụ nữ sau sinh có thể dùng nhưng hãy theo dõi nếu có hiện tượng trên thì nên đổi loại thực phẩm khác.
17. Măng tươi
Dù là món ăn ưa thích và quen thuộc của rất nhiều người nhưng mẹ có biết rằng măng rất độc hại không? Chỉ cần 1kg măng củ là chứa đủ lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.
Làm gì để tăng tiết sữa trở lại
Dưới đây là lời khuyên của BS. Nguyễn Thị Vân, chuyên khoa Nội (bộ Y tế) dành cho mẹ bị mất sữa trên Sức khỏe & Đời sống:
- Cần cho bé bú nhiều lần trong ngày, đây là yếu tố tăng tạo sữa quan trọng nhất là cho bé ngậm vú càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ bú ít thì mẹ nên vắt sữa nhiều lần trong ngày để kích sữa và duy trì tiết sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần trong khi cho con bú. Đảm bảo bé được bú mẹ ở tư thế đúng và bú thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Nên cho bé bú lâu ở mỗi vú, hết sữa ở vú này mới chuyển sang vú kia.
- Cần có chế độ >dinh dưỡng đầy đủ và cân đối: Kết hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho sữa trong thực đơn của mình. Khẩu phần ăn cần tăng thêm khoảng 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Nhóm chất bột (cơm, khoai lang, bánh mì, bún, phở…); nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng sữa, tôm, cua, đậu, đỗ); nhóm chất béo (bơ, lạc, tảo…), đặc biệt là chất béo không no (GLA) rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé; nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, quả chín).
Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên ăn thêm 2-3 bữa phụ, không nên kiêng cữ quá đáng. Có thể áp dụng theo dân gian hay dùng đu đủ hầm với chân giò heo, cháo sữa để tăng tạo sữa. Đây là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho tạo sữa và tạo niềm tin mẹ đủ sữa cho con bú.
- Mẹ nên uống nhiều nước để đủ cho việc tạo sữa và nhu cầu cơ thể, nếu khát thì phải uống ngay. Có thể uống thêm nước rau quả tươi như cam, chanh để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp nguồn vitamin C.