Hành trình mang thai rất đẹp nhưng cũng đầy bỡ ngỡ, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ. Vậy chị em cần làm gì trong khi mang thai để mẹ con đều khỏe mạnh?
Khi đã chắc chắn mình> mang thai, hãy đăng ký, quản lý thai nghén và khám thai định kỳ để được theo dõi, tư vấn về sức khoẻ của mẹ và thai nhi giúp cho cuộc sinh đẻ an toàn, mẹ khỏe, con khỏe.
Chị em cần đăng ký và quản lý thai nghén tại một cơ sở y tế, tốt nhất là nơi gần nhà. Được quản lý thai nghén nghĩa là bạn được theo dõi >sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, được khám thai định kỳ, được sàng lọc pháthiện bệnh của mẹ và thai nhi, têm phòng uốn ván, tư vấn về chế độ >dinh dưỡng, làm việc, sinh hoạt khi mang thai.
Mẹ bầu hãy đảm bảo được khám thai ít nhất 4 lần trong cả thai kỳ. Ngoài khám thai định kỳ, >mẹ bầu cần đi khám ngay bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường… Cần lưu ý, khám thai không chỉ là siêu âm, mà còn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc nếu cần.
Trong thời kỳ mang thai chị em cần đi thăm khám định kỳ, tiêm phòng uốn ván và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa
2. Tiêm phòng uốn ván
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được têm phòng uốn ván đầy đủ để phòng bệnh uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh. Vắc-xin phòng uốn ván không có hại cho mẹ và thai nhi.
Lịch têm như sau:
Nếu trước khi mang thai đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin uốn ván hoặc vắc-xin có thành phần uốn ván thì chỉ cần têm 1 mũi trong lần mang thai này.
3. Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng cần làm một số xét nghiệm sàng lọc phát hiện các bệnh của mẹ và bất thường của thai nhi, gồm:
- Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B, giang mai, HIV sớm để được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai, khi sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ (nếu phát hiện người mẹ bị mắc bệnh).
- Sàng lọc đái tháo đường: Mẹ bầu sẽ được sàng lọc đái tháo đường thai kỳ vào tuần thai thứ 24 - 28, đặc biệt những người trên 35 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường, thừa cân, béo phì hoặc từng sinh con trên 4kg...
- Sàng lọc để phát hiện mẹ bầu có nguy cơ mắc tiền sản giật hay không và điều trị dự phòng nếu có nguy cơ cao
- Sàng lọc trước sinh theo hướng dẫn của cán bộ y tế:
Khi mang thai, mẹ bầu nhớ dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai giúp cho thai nhi phát triển tốt, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đủ sữa cho con bú sau khi sinh.
Tuy nhiên, tùy thể trạng sức khỏe, cân nặng của từng người, hãy hỏi bác sĩ tư vấn để có chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý.
Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề ăn uống khi mang thai như sau:
Ăn các thức ăn giàu sắt như thịt nạc, cá, trứng, gan, và uống viên sắt - axit folic (hoặc viên đa vi chất) đều đặn từ khi có thai đến sau sinh 1 tháng để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Axit folic còn có tác dụng dự phòng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá nhiều. Ảnh minh họa
Theo dõi cân nặng
Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng trong thời gian mang thai, thông thường mẹ bầu cần tăng từ 10 – 12 kg để sinh con đủ cân và khỏe mạnh. Nếu chỉ tăng 5 kg trong thời kỳ mang thai hoặc cân nặng trước khi đẻ quá thấp sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân (dưới 2.500 gam). Mẹ bầu cũng cần kiểm soát để không tăng cân quá nhiều, trên 12 kg.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cần sử dụng Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo công thức:
BMI= Cân nặng/(chiều cao)2.
Chỉ số BMI (Body Mass Index) được gọi là chỉ số khối cơ thể, đây là chỉ số giúp đánh giá cơ thể đang thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Trong đó, cân nặng được tính bằng đơn vị kg, chiều cao tính bằng đơn vị cm.
Nếu bạn có tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI từ 18.5 đến 24.9) thì mức tăng cân của bạn nên đạt 10 - 12kg (trong đó: 3 tháng đầu tăng 1 kg; 3 tháng giữa tăng 4 - 5 kg; 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg) và năng lượng cần thiết cần tăng thêm 50 - 450 kcal/ngày so với trước khi mang bầu, (cụ thể: Quý 1: thêm 50 kcal/ngày; Quý 2: thêm 250 kcal/ngày; Quý 3: thêm 450 kcal/ngày; Cho bú: thêm 500 kcal/ngày).
Khi mang thai, mọi thói quen sinh hoạt vẫn bình thường, nhưng có chút lưu ý nhỏ là mẹ bầu nên tránh những công việc nặng nhọc, tránh tếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất độc hại, tốt nhất làm việc nhẹ nhàng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nghỉ ngơi ít nhất 4 tuần trước khi sinh.
Khi mang thai bé yêu, mẹ đừng làm gì gắng sức, hãy chậm rãi từ tốn trong mọi hoạt động của mình, những việc nặng nhọc nên giao cho người khác. Đừng quên chia sẻ những điều mình mong muốn với chồng hoặc người thân, điều đó sẽ giúp mẹ bầu thoải mái, giảm lo lắng. Điều này rất tốt cho mẹ và con yêu.
Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu vui vẻ hơn. Ảnh minh họa
6. Thể dục khi mang thai
Khi em bé lớn dần trong cơ thể mẹ, hãy đừng quên các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu vui vẻ hơn. Chị em khi mang bầu có thể tham gia các bài tập đi bộ, yoga cho bà bầu, bơi, đạp xe.
7. Quan hệ tình dục
Sinh hoạt tình dục nhẹ nhàng, tuỳ theo trạng thái sức khoẻ với tư thế phù hợp (không đè trực tếp lên bụng khi đang mang thai). Mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, đặc biệt với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc dọa sảy thai. Không sinh hoạt tình dục khi thấy có các dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra dịch hoặc ra máu, khi mệt mỏi…).
8. Giữ vệ sinh cá nhân
Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng, thường xuyên tắm và thay quần áo. Nên rửa núm vú hàng ngày bằng nước sạch. Hãy mặc mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Mẹ bầu nên sinh con tại cơ sở y tế để được những nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ và chăm sóc. Ảnh minh họa
9. Chuẩn bị cho cuộc đẻ và chọn nơi đẻ an toàn
Khi sắp chào đón em bé, mẹ nào cũng sẽ lo lắng về nơi sẽ sinh con và chuẩn bị những gì? Do ngày sinh con thực tế có thể không trùng với ngày dự kiến sinh con, nên chị em cần chủ động chuẩn bị cho cuộc đẻ bằng cách:
Sẵn sàng chỗ nằm cho mẹ và em bé khi từ viện về, nên bố trí nơi ánh sáng, ấm áp, thoáng khí nhưng không có gió lùa.
* Nguồn: Cẩm nang Hành trình Mang thai và nuôi con mạnh khỏe (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em)