Trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 có rất nhiều món ăn phổ biến được dân gian bày lên mâm cỗ cúng, nhưng ăn gì mới đúng truyền thống để có thể diệt sâu bọ? Đoán xem đó là những món gì nhé!
Tết Đoan Ngọ nên ăn gì cho đúng với phong tục của người Việt? Có những món ăn phổ biến mà khi được hỏi ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ, hầu hết người dân Việt Nam sẽ trả lời được ngay. Nhưng bên cạnh đó, có những món ăn đặc trưng của ngày Tết Đoan Ngọ mà không hẳn ai cũng biết, bài viết này sẽ bật mí cho bạn đó là những món ăn gì nhé!
Mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ không thể thiếu những món ăn truyền thống - Ảnh: Internet
Cơm rượu nếp là món ăn mà bất cứ gia đình nào cũng có trong dịp Tết Đoan Ngọ. Khi được hỏi Tết Đoan Ngọ ăn gì để giết sâu bọ thì cơm rượu nếp là câu trả lời đại đa số người dân Việt sẽ nói.
Cơm rượu nếp có mặt trên ban thờ cúng tổ tiên vào ngày mùng 5/5. Cơm rượu nếp có vị ngọt, cay và thơm mùi rượu nếp có khả năng giải độc và làm tiêu mọi bệnh tật rất tốt.
Cơm rượu nếp là món ăn phổ biến trong mọi gia đình ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Internet
Muốn món cơm rượu nếp ngon thì cần phải chọn loại gạo chất lượng và men rượu tốt để khi ăn, cơm rượu nếp ngấm và hạt cơm mềm dẻo. Người ta thường ăn cơm rượu nếp vào buổi sáng ngày mùng 5/5 khi mới thức dậy để có thể diệt trừ sâu bọ và bệnh tật ngay khi dạ dày còn trống.
Nếu như Trung Quốc ăn món bánh ngũ sắc quấn chỉ trong ngày Tết Đoan Ngọ thì Việt Nam có món bánh tro rất đặc biệt, không giống bất cứ món bánh gì của Trung Quốc ngày mùng 5/5. Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam mang những ý nghĩa và âm hưởng riêng, không giống Trung Quốc hay quốc gia nào khác, bởi vậy mà những món ăn thường xuất hiện dịp này cũng không trùng với món gì của các nước bạn.
Bánh tro là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 - Ảnh: Internet
Bánh tro tưởng chừng khá dễ làm nhưng để có một mẻ bánh tro ngon đòi hỏi người làm bánh phải rất kỳ công. Bánh tro chấm với mật ngọt sánh mịn là món ăn vừa mát vừa bổ dưỡng, lại rất nhẹ nhàng, phù hợp với ngày mùa hạ nóng nực.
>>> Xem thêm:
- Cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cực đơn giản, không cần ủ lâu cho ngày Tết Đoan Ngọ
- Hướng dẫn cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ
- Học cách làm bánh ú lá tre cổ truyền đơn giản, hấp dẫn đón Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ ăn quả gì để giải nhiệt cho cơ thể, chống chọi lại với những bệnh tật đầu mùa hè? Chắc hẳn trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ không thể thiếu các loại quả đầu mùa hè như mận, vải, đào, dưa hấu,...
Hoa quả đầu mùa không thể thiếu trên mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Internet
Người ta quan niệm, ăn hoa quả vừa giúp cơ thể thanh mát, tránh được các loại bệnh cao điểm mùa hè, vừa là một cách diệt sâu bọ trong cơ thể vào sáng sớm. Do đó, cùng với rượu nếp, nhiều người thường ăn các loại hoa quả này vào buổi sáng Tết Đoan Ngọ ngay sau khi thức dậy.
Thịt vịt là món ăn truyền thống phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ tại miền Trung - Ảnh: Internet
Thịt vịt không phải món ăn gì xa lạ với người miền Trung trong ngày Tết Đoan Ngọ. Họ coi ngày mùng 5/5 cũng là dịp để con rể lễ tết gia đình vợ, là dịp để trả ơn bố mẹ vợ. Do đó, vào ngày Tết Đoan Ngọ, bên cạnh những món ăn quen thuộc trên, thịt vịt cũng là món ăn được bày lên mâm cúng tổ tiên.