Người ta hay khuyên bạn nên đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày, mua thực phẩm không chứa gluten và chỉ uống nước sau bữa trưa 30 phút . Tuy nhiên, tất cả những niềm tin này đều không có cơ sở khoa học.
Những huyền thoại hay lời đồn thường có sức hút lớn và tạo cho chúng ta niềm tin vững chắc mà đôi khi sự thật khoa học không dễ gì thay thế. Các nhà khoa học đã đưa ra 7 quan niệm sai lầm nhưng phổ biến mà chúng ta từng tin là sự thật.
1. Gluten gây hại cho >sức khỏe của bạn
Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hơn 650 sản phẩm không chứa gluten với các sản phẩm chứa gluten thông thường và họ phát hiện ra rằng các sản phẩm không chứa gluten chứa nhiều calo, đường, chất béo và ít protein hơn hẳn.
Có một số người buộc phải ăn thức ăn không chứa gluten do dị ứng hoặc nếu họ bị bệnh celiac. Với những người này, Gluten có thể gây hại cho ruột non của họ (với tỉ lệ 1% số người mắc bệnh này). Còn đối với những người khỏe mạnh, hạn chế lượng ngũ cốc, tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày có thể gây mất cân bằng >dinh dưỡng và làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.
2. Than hoạt tính giúp giải rượu
Các triệu chứng nôn nao xuất hiện khi rượu trong gan của bạn biến thành acetaldehyde độc hại và sau đó chất này xâm nhập vào máu của bạn. Người ta tin rằng than hoạt tính có tác dụng hấp thụ độc tố bên trong cơ thể của bạn và thúc đẩy đào thải độc tố nhanh chóng thông qua đường ruột. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả trong giờ đầu tiên sau khi ngộ độc. Còn nếu bạn đang cố gắng sử dụng than sớm vào buổi sáng để giải độc cơ thể thì đó là một ý tưởng hoàn toàn vô nghĩa.
Để các cơn đau đầu do rượu gây ra, bạn có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, Diclofenac, và Naproxen (không dùng Paracetamol: nó không hòa lẫn với rượu) và uống nhiều nước.
3. Có các thực phẩm đòi hỏi nhiều năng lượng để tiêu hóa hơn (Negative-Calorie Food)
Cần tây, bưởi, bông cải xanh, cà chua và dưa chuột được tin là những “negative-calorie “food – loại thực phẩm đòi hỏi nhiều năng lượng để tiêu hoá hơn so với hàm lượng calorie mà nó cung cấp. Mặc dù khái niệm này khá phổ biến trong các hướng dẫn ăn kiêng, tuy vậy vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào ủng hộ ý tưởng này.
Mặc dù chúng có hàm lượng calo thấp (từ 7 đến 30 calo/100 g), cơ thể bạn vẫn cần rất ít calo để đốt cháy chúng. Nó có thể được giải thích bởi thực tế là các sản phẩm này chứa rất nhiều nước và chất xơ do đó không đòi hỏi nhiều năng lượng để tiêu hóa.
4. Bạn không nên uống nước trong khi ăn
Tất cả nước mà bạn uống trong khi ăn sẽ giúp rửa trôi thức ăn trên quãng đường từ thực quản đến dạ dày. Nó cũng có tác dụng phá vỡ các khối thức ăn lớn, cung cấp axit và lên men cho thức ăn. Nước làm loãng sự tiết dịch vị của dạ dày nhưng nó không can thiệp vào công việc của dạ dày. Đặc biệt nước còn có khả năng điều chỉnh nồng độ của dịch dạ dày. Do đó một ly nước sẽ chỉ giúp bạn tiêu hóa thức ăn đúng cách chứ không hề gây hại như nhiều người lầm tưởng.
5. Xà phòng bánh truyền vi khuẩn
Không có loại xà phòng nào gây ra sự lan truyền vi khuẩn. Ngay cả khi bạn sử dụng một miếng xà phòng đã được sử dụng trước đó bởi một người bị nhiễm vi-rút Ebola thì nó vẫn hoàn toàn an toàn.
Một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm: họ cho vi khuẩn vào một miếng xà phòng, rửa tay và đưa thanh này cho một số người tham gia thí nghiệm khác. Kết quả là, họ không tìm thấy bất kỳ vi khuẩn nào trên bàn tay của người tham gia.
6. Chất chống mồ hôi rất nguy hiểm
Chất chống mồ hôi phát huy tác dụng khi muối nhôm có trong chất này chặn các lỗ chân lông mà mồ hôi chảy ra. Vào những năm 60, người ta tin rằng nhôm có thể gây bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, hiệp hội Alzheimer tuyên bố rằng các nghiên cứu đã không chứng minh được nhôm đóng bất kỳ vai trò nào trong sự phát triển của bệnh; do đó, không có vấn đề gì khi bạn sử dụng một sản phẩm có chứa chất chống mồ hôi.
Mọi người cũng từng tin rằng chất chống mồ hôi có thể gây ra bệnh thận. Niềm tin này đã được các nhà khoa học từ Tổ chức thận quốc gia giải đáp: Họ giải thích rằng cơ thể người không thể hấp thu nhôm qua da với một lượng đủ nhiều để thực sự làm tổn thương thận.
Ngoài ra, nhôm và parabens trong chất chống mồ hôi cũng bị cáo buộc gây ra sự phát triển của bệnh ung thư vú. Tin đồn này cũng đã bị các chuyên gia từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ bác bỏ.
7. Bạn cần phải đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày
10.000 bước là một con số ngẫu nhiên do người Nhật tạo nên để thúc đẩy một bộ đếm bước mới vào giữa những năm 1960. Một sự tăng lên đột ngột trong cường độ hoạt động có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với những người mắc bệnh mãn tính, người già, người mắc bệnh tiểu đường, hoặc những người quen với lối sống ít vận động.
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn chỉ cần phải di chuyển từ 5.000 đến 8.000 bước mỗi ngày. Các nhà khoa học đã cố gắng đếm một số bước chân chính xác cần thiết và con số được đưa ra là ít nhất 7.500 bước mỗi ngày.