Những bài tập gập bụng chưa chắc mang đến cho bạn vòng eo thon thả. Một vài bài tập bụng có thể khiến cho vùng eo của bạn to ra. Bài tập chỉ trong 9 phút dưới đây giúp bạn có được vòng eo con kiến.
Trên thực tế, hình dáng vòng eo của một người phụ thuộc vào thân hình của người đó. Nếu bạn có một thân hình đồng hồ cát hay quả lê, bạn có thể giữ nguyên thân hình đó ngay cả khi bạn tăng cân. Tuy nhiên, một cô gái có dáng “thước kẻ” hay “quả táo” sẽ có xu hướng phần trên cơ thể cân đối hơn khi tăng cân.
Dưới đây là một số lời khuyên tuyệt vời có thể giúp bạn dễ dàng có vòng eo thon, đẹp mà vẫn khỏe mạnh.
1. Động tác Vacuum (hút chân không)
- Nằm trên sàn, chân được uốn cong ở đầu gối, tay đặt 2 bên cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.
- Hít một hơi thật sâu, thở ra bằng miệng thoát khí ra khỏi phổi càng nhiều càng tốt trong khi hóp thành bụng phía trước vào xương sống.
- Giữ tư thế này trong 15 giây và đẩy bụng ra.
- Dần dần, bạn có thể tăng thời lượng lên tới 1 phút miễn là thoải mái.
- Làm 3-4 lần thì nghỉ.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bạn nên tập bài tập này khi đói.
Những người không khỏe hoặc có vấn đề về dạ dày cần phải cẩn thận trong khi thực hiện các bài tập "hút chân không" này. Bài tập này làm tăng áp suất trong ổ bụng và có thể ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong bụng. Bài tập thể dục này được chống chỉ định cho những người bị bệnh hen suyễn, thoát vị thận và bệnh tim.
2. Bending forward/backward (Cúi người về trước/sau)
Đứng thẳng trên sàn, chân rộng bằng vai.
- Cúi đầu về phía trước để bạn có thể chạm vào sàn nhà và ở lại vị trí này trong một thời gian. Sau đó uốn cong tay lại giữ vào phần eo.
- Làm 15-20 lần thì nghỉ.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bài tập này có tác dụng kéo giãn cơ bắp, hữu ích cho những người có vấn đề với vùng thắt lưng ở lưng, đau đầu kinh niên hoặc tăng áp lực nội sọ.
3. "Boxing" twists (Xoắn người đấm bốc)
- Nằm xuống sàn, hơi uốn cong đầu gối.
- Nâng phần trên của bạn khỏi sàn và nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu.
- Làm 3 hiệp, mỗi hiệp 12-15 lần.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Bài tập này có tính năng là tốc độ nhanh nên cần đảm bảo các cơ bụng không thư giãn trong khi đang tập. Những người bị các vấn đề về viêm dạ dày hoặc thấp khớp, hoặc các bệnh của túi mật không nên tập. Những người có vấn đề về hô hấp và/hoặc hệ thống tim mạch cũng cần hết sức chú ý và tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tập.
4. Plank (Động tác Tấm ván)
- Nằm úp, khuỷu tay chống trên sàn, vuông góc với vai. Giữ cơ thể thẳng từ đầu, gáy, mông đến gót chân.
- Giữ tư thế này từ 20-60 giây, lặp lại 2-3 lần, mỗi lần 30 giây.
Thời lượng tập luyện: 2 phút trở lên.
Lưu ý: Giữ lưng và chân của bạn thẳng mà không bị chùng xuống hoặc cong.
Bạn nên thay đổi các hình thức khác của bài tập này khi thực hiện bài tập. Động tác đầu tiên có thể được thực hiện trên tay, thứ hai trên khuỷu tay, thứ ba có thể là một Tấm ván nghiêng.
Bạn không nên tập động tác này trong trường hợp mới mổ lấy thai (dưới 6 tháng) hoặc mới phẫu thuật, có vấn đề với gân, viêm nội tạng hoặc các vấn đề về tim và mạch máu.
5. Side stretching (Căng giãn)
- Đứng thẳng với chân cách nhau 30-35 cm, giữ tay trên hông.
- Hít vào, thở ra, kéo bụng của bạn vào giữ một vị trí như thể bạn đang ngồi. Để cánh tay trái dọc theo cơ thể, trùng chân phải và kéo cánh tay phải thẳng ra cùng 1 bên.
- Uốn cong cơ thể của bạn ở bên phải, giữ trong 8 giây ở vị trí này. Đảm bảo rằng bạn không uốn cong chân phía sau.
- Làm 2-3 lần cho mỗi bên.
Thời lượng tập luyện: 1 phút.
Lưu ý: Bạn nên cẩn thận với bài tập căng giãn nếu bạn bị cao huyết áp, các vấn đề với khớp hoặc viêm các cơ quan nội tạng.
Bạn hãy tập luyện và lựa chọn bài tập nào tốt nhất cho mình nhé.