Dù gầy hay béo, bạn cũng cần chú ý đến bộ phận tích mỡ của cơ thể, vì đó là những dấu hiệu sức khỏe mà bạn phải lưu tâm.

12:31 04/01/2020

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định liệu có bộ phận nào trên cơ thể bạn đang tích mỡ thừa và cách giảm mỡ ở vị trí đó.

Cách xác định mỡ thừa trên cơ thể

Ngực và cánh tay: Tế bào mỡ trắng có thể tích tụ ở ngực và cánh tay do yếu tố di truyền và chỉ có thể giảm thông qua giảm cân toàn cơ thể.

Do đó đầu tiên bạn phải lưu ý chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index).

Bạn có thể tính chỉ số BMI của cơ thể bằng công thức BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)^2].

Theo WHO, chỉ số BMI trên 30 là béo phì. Với người Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương, BMI trên 23,0 đã là thừa cân và từ 25,0 trở lên đã là béo phì, cần giảm cân ngay.

Tìm hiểu thêm về chỉ số BMI trong bài viết Cách tính cân nặng chuẩn theo chiều cao dựa trên chỉ số BMI.

Bụng: Với phụ nữ, vòng eo lớn hơn 35 inch hay 88,9 cm được tính là béo phì.

Với nam giới vòng eo 40 inch hay 101,6 cm tức là mỡ thừa tích tụ ở bụng quá nhiều.

Hông và đùi: Để biết bạn có mỡ thừa khu vực này hay không, bạn cần tính tỷ lệ eo - hông (waist-to-hip ratio), được tính bằng số đo vòng eo chia cho số đo vòng hông.

Theo WHO, chỉ số WHR lý tưởng là 0,9 hoặc ít hơn đối với nam, và 0,85 hoặc ít hơn đối với nữ.

Đối với mỡ bụng

Một nghiên cứu mới đây cho thấy vòng eo lớn là dấu hiệu nguy cơ bệnh tim và tiểu đường.

Mỡ bụng còn được gọi là mỡ nội tạng vì chúng tích tụ trong nội tạng, do đó mỡ bụng rất nguy hiểm.

Theo Mayo Clinic, những người có thân hình quả táo hay quả lê có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch cao hơn do tích tụ mỡ nội tạng.

Thân hình quả lê có phần eo và vai hẹp hơn hông. Không phải người nào có thân hình quả lê cũng tức là gặp nguy hiểm. Tuy nhiên phụ nữ có thân hình quả lê có xu hướng dễ tăng cân và biến thành thân hình quả táo, nhất là sau khi mãn kinh.

Thân hình quả táo có phần eo lớn hơn vai và hông. Đây cũng là kiểu thân hình bạn nên tránh.

Nếu bạn bắt đầu tập thể dục và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, eo sẽ là khu vực đầu tiên cho thấy kết quả của việc giảm cân.

Tuy nhiên cho dù bạn tập nhiều bài tập cho vùng bụng nhưng nếu không giảm cân toàn cơ thể thì bạn cũng sẽ không thể thấy được sự khác biệt.

Hãy tập các bài tập cardio như chạy bộ hay đạp xe trước khi tập cho cơ bụng.

Ngoài ra, đừng quên căng thẳng và thiếu ngủ có thể là yếu tố tăng tích mỡ bụng.

Đối với mỡ ở ngực và cánh tay

Ngoài giảm cân toàn cơ thể, bạn có thể giảm mỡ bộ phận cụ thể và tập cho cơ bắp vùng đó với các bài tập thích hợp. Ngoài ra nếu bị béo phì, bạn có thể xét nghiệm lượng insulin của cơ thể.

Uống nhiều nước, ăn nhiều chất cơ kết hợp các bài tập giảm cân như chống đẩy, plank, tập tay sau có thể hỗ trợ quá trình giảm mỡ vùng ngực và cánh tay.

Hãy tập thêm các bài tập cardio để có thân hình cân đối.

Đối với mỡ vùng hông và đùi

Mỡ quanh hông và đùi được gọi là mỡ dưới da. Mỡ dưới da được trữ trực tiếp ngay sau dưới lớp da là loại mỡ bạn có thể cảm nhận, hay "cấu véo" được. Do đó so với mỡ nội tạng thì mỡ dưới da tương đối an toàn.

Một nghiên cứu của ĐH Oxford chỉ ra rằng phần dưới cơ thể lớn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường, do mỡ tích tụ ở đùi, mông, hông chứa axit béo từ các thực phẩm chúng ta ăn vào.

Bạn có thể giảm mỡ quanh hông qua các bài tập giảm cân toàn cơ thể. Thay thực phẩm chế biến sẵn và đường bằng thịt tươi, đường tự nhiên.

Khi cơ thể đã quen với chế độ >dinh dưỡng mới thì cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy mỡ thừa để sinh ra năng lượng.

Bạn nên kết hợp với tập luyện các bài tập cường độ cao để có hiệu quả tối ưu.

Nên tập những bài tập cường độ cao trong từng khoảng thời gian ngắn và nghỉ ngơi sau mỗi hiệp tập.

Có một loại tế bào mỡ được gọi là "tế bào mỡ nâu". Các nhà khoa học hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những bí ẩn xung quanh mỡ nâu, nhưng có thể tạm kết luận chúng có lợi cho >sức khỏe.

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mỡ nâu là một loại mỡ đặc biệt, được tìm thấy với một số lượng nhỏ trong cơ thể, có thể giúp bạn đốt cháy calo với tỷ lệ rất cao.

Mỡ nâu chủ yếu nằm ở bên cạnh cổ, đôi khi sẽ chạy xuống vai và cánh tay hoặc được dự trữ tại khu vực ngay phía trên xương đòn (xương quai xanh).

Các vị trí lưu trữ mỡ nâu phổ biến khác bao gồm phần lưng trên, giữa 2 bả vai, và dọc theo 2 bên cột sống.

Lượng mỡ nâu nhiều nhất trong cơ thể chỉ lên tới vài ounce (1 ounce = 28g), hơn nữa, lại nằm sâu dưới da, nên mỡ nâu sẽ không dễ nhìn thấy từ bên ngoài như mỡ trắng.

Điều kiện nhiệt độ thấp có thể tăng lượng mỡ nâu hoạt động.

Mỡ nâu có thể cải thiện việc chuyển hóa đường huyết và tăng điểm chuyển hóa.

Theo Hoàng Nguyên/Gia Đình Mới