Son môi giúp chị em có đôi môi xinh đẹp và thần thái rạng ngời hơn. Tuy nhiên, nếu không biết chọn son đúng cách, rất có thể, bạn đang tự rước họa vào thân với những thỏi son có hàm lượng chì quá cao.
Tác hại của son môi chứa chì
Môi là vị trí nhạy trên cơ thể con người bởi nó tập trung nhiều đầu mút thần kinh xúc giác. Khi bạn tô son môi quá lạm dụng và thường xuyên, vô tình tạo ra lớp màn chắn trước môi làm cho nó mất cảm giác ở các đầu mút thần kinh. Lâu ngày, những dây thần kinh đầu môi sẽ mất dần sự tinh nhạy và chai mòn cảm giác.
Ngoài ra, thành phần của son môi có các thành phần chính là chất dầu, sáp ong, phẩm màu và một số chất bảo quản khác môi có thể gây ảnh hưởng xấu khác cho >sức khỏe. Có thể gây ra nhiễm độc cấp tính với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Lâu dài, người dùng dễ mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí nếu sử dụng liên tục lâu ngày thì chì còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thần kinh, máu, dạ dày - đường ruột, tim mạch và thận.
Khi sản xuất son môi, các hãng mỹ phẩm dùng một loại axít đặc biệt (axít đỏ) để nhuộm màu cho son nhưng đây lại là loại sắc tố gây nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể như độc cho gan, thận nếu tiếp xúc thường xuyên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Lanolin cũng là thành phần quan trọng thường có trong son môi có thể ngấm qua da và có tính năng như một máy hút bụi và nó hút bụi bặm, phân tử rắn (kim loại, silic, ...), nấm, sinh vật dày đặc trong không khí vào đôi môi. Khi bạn nói, ăn, uống, hay... liếm môi thì những chất gây dị ứng hay vi khuẩn gây bệnh (bỏng rộp, ngứa ngáy, nứt nẻ, viêm tấy, bưng mủ...) và có thể theo nước bọt đến lượt dạ dày, tuần hoàn, gan, thận, ...
Cách nhận biết son môi chứa chì
Với tiêu chuẩn chọn son của phụ nữ là lên màu đẹp, lâu trôi thì hàm lượng chì du nhập vào cơ thể là không tránh được. Vậy làm sao để nhận biết thỏi son bạn đang cầm trên tay có chì hay không?
Thử son bằng nước
Nếu đánh son trên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước đó là loại son nên dùng.
Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch, thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh, có tác dụng tạo độ bóng cho son.
Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc chắc chắn có chì rất lớn, gây độc đến sức khỏe người dùng.
Thử son bằng vàng
Kinh nghiệm được chị em hay truyền tai nhau để kiểm tra độ chì ở son là cho một chút son lên tay rồi dùng nữ trang bằng vàng chà xát. Nếu mỹ phẩm chuyển sang màu đen thì đó là thỏi son có chì.
Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng... khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì. Vì thế, phương pháp thử nghiệm này không thể đúng tuyệt đối.
Để yên tâm bạn vẫn có thể dùng phương pháp này, nhưng không phải dựa trên việc màu đen xuất hiện sau khi chà xát vàng để kết luận có chì hay không, mà phải dựa vào vệt đen đó sẫm hay nhạt. Nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít, có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vệt son sau khi cọ xát với vàng chuyển sang màu đen, sẫm tức là hàm lượng chì trong son quá cao, sẽ rất có hại cho làn da của bạn.
Cách chọn mua và sử dụng son môi
Thông thường những nhà sản xuất lớn có uy tín họ có hẳn một bộ phận kiểm định rất nghiêm ngặt về hàm lượng này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì vậy để mua được loại son không chì, bạn cần cẩn thận và là người tiêu dùng thông minh, chỉ chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của những thương hiệu uy tín, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi. Đọc kĩ thông tin trên sản phẩm muốn mua. Trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa son môi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống.
Để bảo vệ đôi môi và sức khỏe, chỉ dùng son khi thật cần thiết và hãy nhớ sử dụng son dưỡng trước. Nhớ tẩy trang cẩn thận và dưỡng môi hàng ngày.