Thói quen tưởng chừng như vô hại lại đem đến những những hậu quả khôn lường mà chúng ta không tưởng tượng được.
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng cho tay lên môi để cạy, bóc những mảng da môi bị bong. Đây là thói quen trong vô thức mà chúng ta vẫn thường làm mỗi khi rảnh rỗi. Nhất là trong thời tiết khô lạnh, nhiệt độ giảm thấp, làn môi bị khô nẻ, bong tróc khiến cho tình trạng liếm môi, bóc da môi diễn ra càng nhiều hơn. Kết quả của việc liếm môi, cạy da môi không hề giúp cho đôi môi đỡ mềm, khô như bạn tưởng thậm chí còn để lại những hậu quả khủng khiếp hơn nữa.
Môi ngày càng nẻ và khô
Theo như các chuyên gia phân tích thì thành phần có trong nước bọt chứa amylase (men tinh bột). Khi mà chúng ta liếm môi thì chất này sẽ tạo ra và bao phủ lấy môi, lúc đó chúng ta sẽ có giảm giảm làn da ở môi mềm hơn. Trên thực tế thì khi chất này tiếp xúc với không khí thì dịch trong nước bay hơi khiến cho môi co lại, khô ráp hơn. Đây chính là thủ phạm khiến nhan sắc của chúng ta đi xuống rõ rệt, đôi môi tái nhợt, phờ phạc thiếu sức sống.
Đôi môi gây thâm xỉn, viêm da, nứt nẻ
Làn da ở môi vốn dĩ đã rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị bong tróc. Khi thời tiết lạnh, khô hanh kết hợp với việc liếm và bóc da môi khiến cho đôi môi của bạn ngày càng xấu đi và dẫn đến tình trạng chảy máu, nứt nẻ. Nếu như tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn lớp da mỏng manh sẽ phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt làm cho môi trở nên thâm xỉn khó lấy lại màu hồng tự nhiên.
Không chỉ khiến môi ngày càng xấu xí, việc bóc da rồi liếm môi còn khiến enzyme trong nước bọt len lỏi vào sâu da môi. Khi đó chúng sẽ ăn mòn da, gây niêm mạc đau rát khó chịu.
Tăng nguy cơ mắc bệnh khủng khiếp
Hàng ngày đôi môi của chúng ta phải tiếp xúc với bụi bẩn, không khí khắc nghiệt, vì vậy nếu không vệ sinh kĩ miệng sau khi ăn uống sẽ tạo cho vi khuẩn sinh sôi phát triển ở khu vực này. Bởi vậy thói quen bóc da môi và liếm sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào cơ thể gây hại cho >sức khỏe. Chưa kể với hội con gái thì có thói quen thoa son nên việc liếm môi thì càng nguy hại hơn. Các chất hóa học, kim loại độc hại có trong son sẽ truyền vào cơ thể, lâu dài sẽ tích tụ gây ngộ độc chì thậm chí là ung thư.
Để tránh tình trạng môi khô bong tróc trong mùa đông giúp bạn kiềm chế thói quen liếm và bóc da môi thì phải nhớ những điều sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin cần thiết để môi luôn căng mọng.
- Tẩy da chết cho môi với đường, chanh và mật ong 2 lần mỗi tuần.
- Dùng sản phẩm dưỡng môi có nguồn gốc tự nhiên như bơ, sáp ong, dầu dừa, mật ong…