Loại bỏ các tế bào da cũ trên bề mặt da để làm lộ ra làn da mới hơn, trẻ trung hơn và khuyến khích sự tái tạo tế bào da nhiều hơn. Tất cả các hình thức tẩy da chết có thể được phân loại thành hai loại: vật lý hoặc hóa học.
Tẩy da chết là quá trình loại bỏ các tế bào da chết để giúp ngăn ngừa mụn, cải thiện cấu trúc da, làm đều màu và sáng da. Tẩy da chết giúp da không còn bụi bẩn, cặn bã, dầu thừa và lỗ chân lông thông thoáng hơn. Thêm quá trình >tẩy da chết thường xuyên vào chế độ >chăm sóc da mang lại nhiều lợi ích như:
Tẩy da chết cũng làm cho thói quen chăm sóc da trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng độ thẩm thấu của các sản phẩm chăm sóc da khác. Tẩy tế bào chết tăng tỷ lệ hấp thụ của các sản phẩm chăm sóc da đường bôi như kem dưỡng ẩm và serum, cho phép chúng hấp thụ sâu hơn vào da.
1. Giới thiệu về >tẩy da chết hóa học
Tẩy da chết hóa học có nghĩa là các sản phẩm với các thành phần hóa học giúp tẩy tế bào chết trên da, khác với các phương pháp thủ công khác. Ví dụ, lột da mặt là >tẩy tế bào chết hóa học. Tẩy tế bào chết hóa học phá vỡ liên kết giữa các tế bào da để bạn có thể rửa trôi các tế bào chết và cặn bẩn khác. Thông thường, tẩy tế bào chết hóa học thẩm thấu sâu hơn vào da, và chúng cũng tốt cho việc làm sáng cũng như làm mịn da.
Thành phần tẩy tế bào chết hóa học phổ biến
Tẩy tế bào chết hóa học có một số thành phần hoạt tính khác nhau, trong đó phổ biến nhất là axit hydroxy và enzym trái cây:
Axit Alpha Hydroxy (AHA): Alpha Hydroxy Acid (AHA) hòa tan các liên kết protein giữa các tế bào da chết, giúp bạn rửa sạch da chết khỏi bề mặt da. Axit glycolic và lactic là những loại AHA phổ biến bởi vì chúng tan trong nước, phù hợp với những người có làn da khô, không nhờn.
Axit Beta Hydroxy (BHA): BHA không chỉ là chất tẩy tế bào chết tuyệt vời mà còn có đặc tính chống khuẩn và chống viêm. Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn tốt nếu bạn ưu tiên việc trị mụn trứng cá hoặc nếu bạn có làn da dầu. Axit salicylic là một BHA phổ biến có trong các sản phẩm tẩy da chết trên thị trường hiện nay.
Enzyme tẩy tế bào chết: Các chất tẩy tế bào chết được làm từ các enzym trái cây bao gồm Papain từ đu đủ và Bromelain từ dứa. Những chất tẩy da chết nhẹ nhàng này hoạt động bằng cách phá vỡ các protein trên da thành các phần tử nhỏ hơn. Các thành phần có nguồn gốc tự nhiên sẽ phù hợp hơn với những người có làn da nhạy cảm.
Mặt hạn chế của tẩy da chết hóa học
Sản phẩm tẩy da chết hóa học khiến da bạn dễ bị mẩn đỏ, khô da và tổn thương dưới ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy luôn kết hợp những sản phẩm tẩy da chết này với kem chống nắng dưỡng ẩm.
2. Giới thiệu về tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy da chết vật lý là phương pháp thủ công lấy đi các tế bào da và cặn bẩn khác trên bề mặt da. Điều này bao gồm các công cụ đơn giản như khăn rửa mặt, xơ mướp, bọt biển và bàn chải, và cả các sản phẩm có chứa hạt tẩy tế bào chết. Microdermabrasion và Dermaplaning là hai phương pháp tẩy da chết vật lý phổ biến được thực hiện bởi các chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu.
Các phương pháp tẩy da chết vật lý phổ biến
Vì quá trình tự chà xát bề mặt da để loại bỏ tế bào chết không phải lúc nào cũng nhẹ nhàng, nên tẩy tế bào chết vật lý là cách tốt nhất cho những người có làn da dầu và dày sừng.
Tẩy tế bào chết thủ công tại nhà rất đơn giản, bạn chỉ cần chà xát mặt bằng khăn mặt, miếng bọt biển, dùng bàn chải chuyên dùng cho da mặt hoặc chà xát đường lên da.
Sản phẩm tẩy tế bào chết
Các sản phẩm chăm sóc da tẩy tế bào chết là sản phẩm có chứa các hạt muối, đường, vỏ quả hạch hoặc hạt nhỏ. Các hạt này hoạt động như một chất mài mòn để loại bỏ các tế bào chết và cặn bã trên da. Chuyển động chà xát làm tăng lưu lượng máu đến da, giúp da tươi sáng và hồng hào hơn.
Phương pháp tẩy da chết vật lý chuyên nghiệp
Các phương pháp tẩy tế bào chết vật lý được thực hiện bởi chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu bao gồm mài da vi điểm (microdermabrasion) và cạo lông mặt (dermaplaning). Cả hai phương pháp này đều làm mịn da thông qua quá trình chà hoặc mài bằng các thiết bị điện tử và có thể có hiệu quả trong việc giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và sẹo.
Phương pháp cạo lông mặt sử dụng một con dao tẩy tế bào chết đặc biệt để loại bỏ tế bào da chết và lông mịn ở lớp trên cùng của da. Phương pháp này đôi khi được sử dụng trước khi lột da bằng hóa chất.
Với những phương pháp thông thường phải tẩy da chết từ 1-2 lần một tuần, thì những phương pháp này mang lại hiệu quả kéo dài đến 3 tuần.
Mặt hạn chế của việc tẩy da chết vật lý
Tẩy da chết vật lý có khả năng làm tổn thương da do gây ra các vết rách nhỏ nếu bạn chà xát quá mạnh hoặc nếu các hạt trong các sản phẩm quá lớn hoặc sắc nhọn. Tẩy tế bào chết quá thường xuyên có thể khiến da sản xuất dầu nhiều hơn nếu không được cấp ẩm đúng cách, gây phản tác dụng đối với những cách tẩy tế bào chết để ngăn ngừa mụn.
Một số ưu và khuyết điểm của hai loại tẩy da chết
Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng hơn, trong khi tẩy da chết vật lý có thể làm trầm trọng thêm làn da của bạn. Nếu bạn muốn có kết quả ngay tức thì thì tẩy da chết vật lý mang lại sự mịn màng mà bạn có thể cảm nhận ngay lập tức, trong khi tẩy da chết hóa học có thể mất nhiều thời gian hơn để nhận thấy những cải thiện trên da.
Tẩy da chết hóa học có thể giúp làm sáng da, trong khi tẩy da chết vật lý giúp làn da sáng khỏe hơn bằng cách tăng lưu lượng máu đến vùng da đó. Tẩy da chết hóa học có thể gây khô da, nhưng tẩy da chết vật lý sẽ dễ khiến da bạn tổn thương hơn nếu các sản phẩm đang dùng không an toàn cho da mặt hoặc tẩy tế bào chết sai cách.
Tẩy da chết hóa học không chỉ làm mịn da mà còn có thể kích thích sản xuất collagen và cải thiện độ đàn hồi của da. Tẩy da chết hóa học giúp dễ dàng tẩy da chết đồng đều hơn vì chỉ cần thoa nhẹ sản phẩm lên da. Đối với tẩy da chết bằng phương pháp vật lý, bạn có thể mất thời gian hơn và cần kiên nhẫn chà xát da mặt nhẹ nhàng.
Mẹo để tẩy da chết đúng cách
Hiểu làn da của bạn
Hiểu được loại da của mình sẽ giúp bạn chọn được phương pháp tẩy da chết phù hợp nhất. Da thường và da hỗn hợp thường có thể chọn bất cứ phương pháp nào. Những người có da khô hoặc da nhạy cảm nên chọn sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng hoặc tẩy tế bào chết vật lý chỉ bằng khăn mặt hoặc bàn chải mềm. Những người da nhờn có thể lựa chọn sản phẩm tẩy da chết hóa học được thực hiện bởi chuyên gia hoặc kết hợp với tẩy da chết vật lý. Hãy tuân thủ lịch trình tẩy da chết ít nhất một lần mỗi tuần. Những người có làn da sẫm màu hoặc các vấn đề về sắc tố da có thể cân nhắc phương pháp tẩy tế bào chết hóa học nhẹ nhàng cho da.
Đừng quá lạm dụng tẩy tế da chết
Chỉ nên tẩy tế bào chết từ 1-2 lần mỗi tuần tùy thuộc vào tình trạng da. Nếu bạn đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có retinol hoặc axit hydroxy, thì chỉ nên chọn sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng. Phương pháp tẩy da chết càng hiệu quả thì bạn không cần thực hiện nó thường xuyên, với một lần một tuần là đủ.
Giữ nước cho da
Để tránh mẩn đỏ hoặc khô da sau khi tẩy tế bào chết, hãy giữ cho da đủ nước và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách dưỡng ẩm, uống nhiều nước và bôi kem chống nắng.
Để da nghỉ ngơi khi cần thiết
Nếu da của bạn bị cháy nắng, bị khô hoặc đổ dầu quá mức hoặc nếu bạn có bất kỳ loại vết cắt hoặc vết thương hở nào trên da thì nên để da nghỉ ngơi. Hãy để làn da được chữa lành hoàn toàn trước khi tẩy tế bào chết để tránh làm tổn thương da.
Theo Westlake Dermatology