Nếu muốn hạ đường huyết hiệu quả, bạn nên tập thể dục vào 2 khung giờ này.
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để rèn luyện, nâng cao >sức khỏe. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định đường huyết. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên thường xuyên tập thể dục hay tập luyện một số môn thể thao để cải thiện tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, tập thể dục tốt cho sức khỏe là vậy nhưng nếu tập luyện sai cách cũng có thể gây ra tác dụng phụ về nhiều mặt. Không những không thể ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng, sai lầm này còn đẩy nhanh sự xuất hiện của chúng.
Thông thường, khung giờ tập luyện thể dục thể thao phổ biến nhất trong ngày là vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy và buổi tối. Vậy đối với người bị bệnh tiểu đường, tập luyện thời điểm nào giúp hạ đường huyết tốt nhất?
Nhiều người quan niệm rằng sáng sớm là thời điểm "vàng" để tập thể dục, song đây chỉ là quan điểm hình thành do thói quen vận động vào sáng sớm của đa số. Trên thực tế, quan niệm này không thực sự đúng.
Nguyên nhân là vì người mắc bệnh tiểu đường tập thể dục buổi sáng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nhất là khi họ nhịn ăn sáng để tập thể dục. Trường hợp này dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết trong lúc tập khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Bên cạnh đó, việc tập thể dục buổi tối cũng không khoa học và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bởi lẽ khi vận động, các cơ quan hoạt động năng suất hơn, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất khiến thần kinh người đó trở nên hưng phấn. Nếu tập thể dục vào buổi tối muộn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết lúc đói vào ngày hôm sau.
Trên thực tế, cả tập thể dục buổi sáng và buổi tối đều có lợi nếu như chúng ta có hiểu biết đúng. Vào buổi sáng, thời điểm tốt nhất là nửa tiếng sau khi ăn sáng xong. Lúc này mặt trời ló dạng, không khí được khử trùng, nên tập thể dục trong môi trường thoải mái, tránh ô nhiễm. Còn vào buổi tối, tập thể dục sau khi ăn tối khoảng nửa tiếng là hợp lý nhất. Lưu ý không nên tập quá khuya kẻo cơ thể bị hao mòn, suy giảm thể lực, gây ra các biến chứng khác.
Nên nhớ, tập thể dục đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để phát triển thói quen tập thể dục lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng cho mình một chế độ >dinh dưỡng khoa học, có thể ăn các loại thực phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết vừa có thể cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
1. Không tập thể dục quá sức
Trung tâm Đái tháo đường John Hopkins (Mỹ) cho biết, tập thể dục quá sức có thể làm tăng nồng độ hormone adrenaline, từ đó kích thích gan giải phóng thêm glucose vào máu. Nếu không thể chuyển hóa hết lượng glucose này, chúng sẽ tích tụ trong máu và khiến lượng đường huyết tăng cao.
2. Không tập thể dục khi bị ốm
Khi sức khỏe đang gặp vấn đề, nhiều người vẫn cố duy trì tập luyện nhưng điều này có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Việc tập thể dục khi bị sốt sẽ làm tăng nguy cơ mất nước, khiến sốt cao hơn. Hơn nữa, sốt còn làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức bền của bạn, dẫn tới tăng nguy cơ chấn thương trong lúc tập luyện. Vận động quá mức khi đang bị ốm cũng làm kéo dài tình trạng bệnh và trì hoãn sự phục hồi của cơ thể.
(Theo 163.com)