Son dưỡng môi là một loại mỹ phẩm cần thiết đối với người thường xuyên bị môi khô, tuy nhiên để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn thì các chuyên gia đã chỉ ra những thành phần nên chọn và không nên chọn trong các sản phẩm son.
Bôi >son dưỡng môi ngày qua ngày mà không thấy hiệu quả? Thì thực tế là không phải sản phẩm dưỡng môi nào cũng thực sự giúp dưỡng ẩm cho môi và chọn sản phẩm sai có thể làm tình trạng khô môi trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, bằng cách lựa chọn một loại son dưỡng môi chứa các thành phần tốt cho da (và không chứa thành phần không tốt), bạn có thể tránh được tình trạng môi nứt, bong tróc mãi mãi.
Thành phần son dưỡng môi cần tìm
Để thực sự nuôi dưỡng đôi môi và chữa lành làn da nứt nẻ, bạn cần sử dụng son dưỡng môi có thành phần phù hợp.
Bác sĩ Jessie Cheung cho biết: “Bạn muốn một công thức bao gồm cả chất giữ ẩm, có tác dụng thu hút và hấp thụ nước, cũng như chất khóa ẩm, giúp giữ nước đó vào da - nếu không, môi của bạn sẽ khô hơn khi nước bay hơi đi”.
“Các chất giữ ẩm phổ biến là glycerin và axit hyaluronic. Các chất phủ bảo vệ tự nhiên bao gồm dầu hạt cây và sáp ong”, bà giải thích.
Gloria Lu, một nhà hóa học >chăm sóc da khuyến nghị tìm kiếm các chất phủ bảo vệ bao gồm petrolatum, lanolin, bơ hạt mỡ và polyisobutene (một polymer tổng hợp). Ceramides cũng là một bổ sung hữu ích.
Lu cho biết: “Những chất nhờn, sáp này giúp giữ ẩm và bù đắp cho sự thiếu hụt dầu tự nhiên của môi”.
Và nếu bạn định thoa son dưỡng môi ra ngoài, việc bổ sung thêm SPF là điều quan trọng.
Fu giải thích: “Môi của chúng ta không chứa melanin giúp bảo vệ vùng môi khỏi tác hại của tia cực tím như phần còn lại của da. Bỏ qua SPF đồng nghĩa với việc môi phải tiếp xúc với các tia có hại, có thể gây bong tróc, bỏng môi và kéo dài thời gian lành vết thương cho đôi môi vốn đã nứt nẻ”.
“Đối với son dưỡng môi SPF, có thể phải thử và sai một số lần. Các bộ lọc khoáng chất như oxit kẽm và titan dioxide có thể để lại một lớp màng trắng không mong muốn trên da môi. Mặt khác, son dưỡng môi sử dụng bộ lọc hóa học đôi khi có thể để lại dư vị khó chịu. Tìm loại son dưỡng môi có SPF phù hợp mà bạn sử dụng trong ngày có thể giúp ngăn ngừa lão hóa vùng môi về lâu dài!”, cô nói.
Những thành phần son dưỡng môi cần tránh
Bạn không chỉ cần tìm kiếm một số thành phần nhất định - cũng có một số thành phần bạn cần tránh. Để làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, không phải ai cũng có phản ứng tiêu cực với mọi thành phần “tránh”.
Lu nói: “Nó thực sự phụ thuộc vào loại da cụ thể của bạn. Lanolin là một thành phần hút ẩm có nguồn gốc từ lông cừu. Đó là một thành phần tuyệt vời có tác dụng tốt, tuy nhiên có một nhóm nhỏ người thấy thành phần này rất khó chịu”.
Prather cho biết thêm: “Lanolin là một thành phần phổ biến được tìm thấy trong son dưỡng môi có thể gây dị ứng, kích ứng và khiến môi có vẻ 'khô' hơn theo thời gian”.
Son dưỡng môi có cảm giác mát lạnh có thể gây kích ứng, dù cho cảm giác mát lạnh đó có thể thú vị trong khoảnh khắc.
"Tránh sử dụng các công thức cũ chứa các chất hóa học như phenol, camphor và menthol, chúng tạo cảm giác mát lạnh, dịu nhẹ khi được thoa, nhưng có thể gây khô và kích ứng”, Cheung nói.
Menthol là một thành phần thường được thêm vào và mặc dù có thể mang lại cảm giác dịu nhẹ, nhưng như Lu giải thích, nó cũng có thể làm khô da môi đối với một số người, đặc biệt là những người có môi dễ bị khô.
Axit salicylic, đôi khi được thêm vào để tẩy tế bào chết, cũng nên tránh vì cùng lý do đó.