Chúng tôi giới thiệu với bạn một cách nấu món ăn vừa ngon, đẹp lại tốt cho sức khỏe từ loại củ đang vào chính vụ!
Thời tiết mùa thu, không khí dần trở nên mát mẻ hơn và nhiều nguyên liệu thực phẩm theo mùa đã được bày bán trên thị trường với số lượng lớn. Vào thời điểm này, những loại nguyên liệu phổ biến nhất trên thị trường như khoai lang, bí đỏ, củ sen... Nhưng bạn có biết mùa này còn có 1 loại nguyên liệu thực phẩm đáng ăn hơn khoai lang đó là củ mài. Củ mài không chỉ có hương vị độc đáo mà còn rất giàu >dinh dưỡng.
Củ mài là loại củ từ xưa đã được coi là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Theo Đông y, củ mài mang vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, dưỡng dạ dày, bổ phổi và cường thận. Đồng thời củ mài rất tốt để dưỡng âm và dưỡng ẩm cho làm da khô,… trong mùa thu, mùa đông. Củ mài rất giàu dinh dưỡng như mucin (lớp chất nhầy), amylase và polyphenol oxidase, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài ra, củ mài còn rất giàu chất xơ, có thể giúp điều hòa >sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Củ mài còn là nguyên liệu ít béo, ít calo, rất thích hợp cho người muốn duy trì cân nặng.
Ngoài ra, củ mài còn chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, sắt, giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ đang lớn. Vì vậy, bắt đầu vào mùa thu, ăn nhiều củ mài không chỉ để thưởng thức hương vị thơm ngon mà còn bồi bổ cơ thể. Như vậy là một mũi tên trúng 2 đích. Hôm nay chúng tôi giới thiệu thêm với bạn một cách nấu món ăn vừa ngon, đẹp lại tốt cho sức khỏe từ củ mài: Súp củ mài và táo đỏ
Nguyên liệu làm món >súp củ mài táo đỏ
500gr củ mài, 50g táo đỏ, lượng đường nâu vừa phải, lượng bột năng vừa phải, lượng đường trắng vừa phải, 1 quả trứng gà.
Cách làm món súp củ mài táo đỏ
Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch đất và gọt bỏ vỏ củ mài. Lớp vỏ củ mài rất dễ gây kích ứng/ngứa cho nên khi gọt vỏ bạn nên đeo găng tay vào. Sau khi gọt vỏ xong bạn rửa sạch lại lần nữa rồi cắt củ mài thành các đoạn dài khoảng 5cm để dễ nấu và nghiền ở công đoạn sau. Tiếp theo bạn cho củ mài vào nồi và hấp trên lửa lớn cho đến khi chín. Thời gian để củ mài chín mất khoảng 15-20 phút. Lúc này kết cấu của củ mài sẽ trở nên mềm, dẻo, dễ dàng nghiền nhuyễn.
Bước 2: Cho củ mài đã hấp vào âu lớn và dùng chày hoặc dĩa/thìa gỗ nghiền nhuyễn. Để củ mài được nhuyễn mịn thì bạn có thể miết qua rây để tránh bị lợn cợn. Táo đỏ bạn đem rửa sạch sau đó bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó bạn cho táo đỏ vào âu đựng củ mài đã nghiền nhuyễn. Tiếp theo bạn cho khoảng 2-3 thìa canh bột năng và đường vào trộn đều. Việc cho bột năng vào sẽ khiến viên củ mài táo đỏ dai, ngon như trân châu, đồng thời đường trắng tạo thêm vị ngọt.
Bước 3: Lấy một lượng hỗn hợp củ mài nghiền nhuyễn phù hợp và dùng tay vo thành từng viên nhỏ. Kích thước của viên củ mài táo đỏ có thể xác định tùy theo sở thích cá nhân. Nên làm thành những viên vừa phải sẽ thuận tiện hơn khi ăn.
Bước 4: Thêm lượng nước vừa phải vào nồi. Lượng nước nên để sao cho đủ ngập hết viên củ mài táo đỏ. Sau khi đun nước sôi thì bạn cho những viên củ mài táo đỏ vào. Nấu cho đến khi các viên này nổi lên thì thêm một lượng đường nâu vừa phải vào. Bạn tiếp tục đun cho đến khi đường nâu tan hết. Trong lúc chờ đường nâu tan, bạn đập trứng vào bát, đánh tan. Sau khi đường nâu tan thì bạn từ từ đổ trứng vào, dùng đũa khuấy đều để tạo thành vân đẹp mắt. Tắt bếp và lấy súp củ mài và táo đỏ ra là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món súp củ mài táo đỏ
Món súp củ mài táo đỏ này mềm dẻo, ngọt nhưng không ngán ngấy, đặc biệt là khi kết hợp với vị ngọt của đường nâu, mùi thơm của táo đỏ, đậm đà từng lớp và có dư vị vô tận. Đối với trẻ em, đây là một món ăn nhẹ thỏa mãn sở thích và bổ dưỡng. Từng viên củ mài táo đỏ nhờ kết hợp với bột năng nên dai, giòn, dẻo. Đặc biệt việc bổ sung táo đỏ sẽ tạo thêm kết cấu hấp dẫn và dinh dưỡng phong phú, đồng thời vị ngọt của đường nâu khiến cả món ăn trở nên hấp dẫn hơn.