Có nên bôi kem chống nào vào vùng da quanh mắt không? Làm thế nào để xử lý khi bị kem chống nắng dính vào mắt?

Mỹ Oánh (TH) 14:15 23/06/2023

Kem chống nắng là hình thức bảo vệ chống lại ung thư da. Ung thư da là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, gây ra bởi tia cực tím (UV), làm tổn thương DNA trong tế bào da. Nguồn tia UV chính là ánh sáng mặt trời.

Ảnh minh họa: Internet

Có nên bôi >kem chống nắng quanh mắt không?

Một điều chúng ta không thể phủ nhận là vùng da quanh mắt rất mỏng manh và nhạy cảm. So với da mặt, da chân; da tay hay da của bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể thì da vùng quanh mắt nhạy cảm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các hãng mỹ phẩm cũng đa nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dành riêng cho mắt như kem dưỡng mắt, serum dưỡng mắt…

Mắt là vùng da chiếm 1% diện tích cơ thể nhưng có nguy cơ bị ung thư da lên đến 10% bởi bộ phận này nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất. Nếu không chăm sóc mắt và vùng da quanh mắt đúng cách thì mắt sẽ lão hóa sớm, thâm sạm, trông mệt mỏi,...

Ảnh minh họa: Internet

Nếu bạn có làn da nhạy cảm và từng bị nóng rát quanh mắt khi sử dụng kem chống nắng SPF thì nên sử dụng loại kem chống nắng riêng biệt cho mắt. Tuy nhiên, đa số các sản phẩm chống nắng thông thường đều có thể sử dụng cho toàn khuôn mặt, kể cả vùng mắt và cổ.

Ảnh minh họa: Internet

Bằng cách thoa kem chống nắng lên mí mắt, bạn đã cung cấp thêm một lớp bảo vệ, che chắn khu vực nhạy cảm này khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím. Tuy nhiên, đối với bất kỳ thứ gì được bôi gần mắt, điều quan trọng là bạn phải cố gắng tránh để không dính vào mắt. Vì nếu để dính vào mắt có thể dẫn đến khó chịu ở mắt và các vấn đề khác, một số vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng…

Kem chống nắng dính vào mắt có thể gây hại không?

 

Kích ứng mắt: Các thành phần chống nắng, chẳng hạn như avobenzone, octinoxate hoặc oxybenzone... có thể gây kích ứng bề mặt trước của mắt. Điều này có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa, châm chích và/hoặc cảm giác nóng rát. Nếu tình trạng kích ứng mắt kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đi khám.

Ảnh minh họa: Internet

Dị ứng: Ngoài ra, một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần trong kem chống nắng. Việc tiếp xúc với những thành phần này trong mắt có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến sưng tấy.

Mặc dù kem chống nắng có thể gây cay mắt nhưng không có bất kỳ tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc giảm thị lực nào được ghi nhận. Kem chống nắng khoáng chất (như titan dioxide hoặc kẽm oxit) ít gây cay mắt hơn so với kem chống nắng hóa học.

Xử lý như thế nào khi bôi kem chống nắng bị cay mắt?

Hãy cố gắng rửa mắt bằng nước sạch càng sớm càng tốt. Trong khi rửa, chớp mắt thường xuyên để gia tăng hiệu quả làm sạch mắt. Mắt của bạn có thể vẫn hơi kích ứng và đỏ sau khi bạn hoàn thành quá trình rửa mắt. Hãy để mắt thư giãn thêm 15-30 phút nữa để xem mắt bạn có hồi phục hoàn toàn hay không. 

  • Nếu bạn có cảm giác nóng rát ở mắt sau khi sử dụng kem chống nắng hoặc các sản phẩm >chăm sóc da khác, hãy bình tĩnh. Trước hết, bạn có thể làm sạch vùng da quanh mắt bằng khăn giấy, tốt nhất là dùng khăn ẩm hoặc khăn giấy ướt. Sau đó bạn có thể đến khu vực có nước để làm sạch da và tránh ảnh hưởng thêm.
Ảnh minh họa: Internet
  • Nếu kích ứng mắt vẫn còn sau khi làm sạch da, thì bạn nên thử dùng nước muối sinh lý để rửa mặt. Tuyệt đối không cố dụi mắt vì như vậy dễ làm tổn thương giác mạc. Bên cạnh đó, thao tác này còn dễ khiến cho mắt của bạn bị nhăn.
  • Nếu mắt có dấu hiệu sưng tấy, đau nhức hoặc thị lực bị suy giảm kéo dài thì bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và làm rõ nguyên nhân. Điều này sẽ giúp chúng ta phòng tránh những ảnh hưởng bất thường có liên quan đến thị lực về sau.
Mỹ Oánh (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe