Cơm là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nếu tiêu thụ không hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cân. Vì thế mà nhiều người bỏ cơm, chỉ ăn ăn rau xanh để giảm cân và phòng ngừa bệnh tật.
Cô Dung, 52 tuổi, có thân hình cân đối từ khi còn trẻ, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 45 và phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu kể từ đó đến nay.
Tuy nhiên cô Dung không có khái niệm kiểm soát chế độ ăn uống, cũng không biết cách ăn uống, vì vậy cô đã nghĩ ra biện pháp trực tiếp tránh xa những thực phẩm chủ yếu dễ tăng đường.
Sau nửa năm không tinh bột, cô Dung thi thoảng bị chóng mặt, thậm chí có hôm còn ngất xỉu ở nhà. Sau khi nhập viện, lượng đường trong máu của cô tăng cao đến mức máy đo đường huyết không thể phát hiện được, cô được chẩn đoán nhiễm toan ceton, nếu không đi khám và điều trị kịp thời, tính mạng của cô có thể bị đe dọa.
Ảnh minh họa.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu chỉ ăn rau thay cơm?
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "The Lancet Public Health", các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tổng lượng carbohydrate hấp thụ có mối quan hệ hình chữ U giữa năng lượng tiêu thụ và tuổi thọ.
Lượng carbohydrate < 40% hoặc > 70% tổng năng lượng tiêu thụ trong ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong, trong khi những đối tượng có lượng carbohydrate hàng ngày là 50 - 55% có nguy cơ tử vong thấp nhất. Nói cách khác, lương thực chính không thể ăn ít, cũng không thể ăn quá nhiều.
Nếu bạn chỉ ăn rau và không ăn cơm trong một thời gian dài, bạn có thể gặp phải những vấn đề sau:
Ảnh minh họa.
Mất cơ
Carbohydrate trong lương thực chính là chất chính để cung cấp năng lượng, nếu nạp vào cơ thể không đủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ protein , dễ dẫn đến tình trạng mất cơ bắp. Và việc bỏ qua thực phẩm chính sẽ khiến cơ thể sử dụng protein để tạo năng lượng, điều này sẽ làm mất cơ bắp hơn nữa.
Hôi miệng
Không đủ lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống, cơ thể cần tiêu thụ chất béo và protein để tạo năng lượng. Trong quá trình trao đổi chất, chất béo chuyển hóa không hoàn toàn sẽ sinh ra xeton, sau đó sinh ra mùi vị của trái cây thối và quá trình lên men khiến miệng có mùi hôi.
Suy giảm trí não
Ăn không đủ chất sẽ dẫn đến cơ thể không dung nạp đủ đường, điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tư duy của não bộ, dễ xảy ra các vấn đề như kém tập trung, thiếu năng lượng, tư duy chậm chạp.
Gan nhiễm mỡ
Chỉ ăn rau mà không ăn các loại thực phẩm chính trong thời gian dài sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan, dễ dẫn đến hiện tượng peroxy hóa lipid trong cơ thể, làm tổn thương tế bào gan, gây gan nhiễm mỡ.
Nhiễm toan ceton
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn không ăn tinh bột để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng cách tiếp cận này rất sai lầm. Ngừng ăn các loại thực phẩm thiết yếu trong thời gian dài rất dễ dẫn đến hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiễm toan ceton như buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi.
Cơm có gây tiểu đường không?
Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống nhiều đường, nhiều chất béo mà còn liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường không thể hoàn toàn do ăn cơm.
Ảnh minh họa.
Cháo có đủ dinh dưỡng không?
Thành phần >dinh dưỡng của cháo trắng rất đơn lẻ, về cơ bản chỉ có thể cung cấp năng lượng và nước cho con người, hàm lượng protein, chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng khác đều rất thấp.
Hơn nữa, sau khi ăn cháo lại tiêu hóa nhanh, dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nhưng nếu bạn thêm ngũ cốc, rau, thịt và các loại thực phẩm khác khi nấu cháo, nó cũng có thể làm cho món cháo trở nên bổ dưỡng.
Thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo
Gạo lứt
Gạo lứt trong quá trình chế biến chỉ được tách lớp vỏ, so với gạo trắng thì vẫn giữ được lớp vỏ và mầm, vị chát hơn. Giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết sau bữa ăn, rất thích hợp cho người >giảm cân và bệnh nhân tiểu đường.
Khoai lang
Khoai lang rất giàu chất xơ có thể cản trở quá trình hấp thụ đường và chất béo sau khi vào đường ruột, rất hữu ích cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Kiều mạch
Hàm lượng chất xơ trong kiều mạch rất cao, khoảng 13,3g/100g, ngoài ra nó còn chứa các thành phần như quercetin và rutin, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Bột yến mạch
Bột yến mạch rất giàu chất xơ, đồng thời chứa thành phần β-glucan, sau khi vào cơ thể tốc độ tiêu hóa rất chậm, có thể sinh ra cảm giác no rất mạnh.