Rất có thể bạn đã bị hấp dẫn bởi một sản phẩm hứa hẹn các thành phần của nó như "thấm sâu vào da" để điều trị những lo lắng về vấn đề da lớn nhất của bạn. Cho dù đó là nếp nhăn hay tình trạng tăng sắc tố do mụn nội tiết tố. Suy cho cùng, các sản phẩm dưỡng da càng thấm sâu vào da thì càng phải hiệu quả, đúng không?

An Nhiên (dịch) 07:00 21/02/2022
 
Ảnh minh họa

Có nhiều tin đồn lan rộng rằng 60% thành phần dưỡng da nói trên cũng đi vào máu, và không có gì đáng ngạc nhiên khi khả năng hấp thụ sản phẩm đã trở thành một chủ đề nóng trong cộng đồng >làm đẹp. Trong khi nhiều thương hiệu đã sử dụng chỉ số này như một lý do để chuyển sang các công thức sản phẩm "sạch" và "tự nhiên", liệu da có thực sự hấp thụ các sản phẩm theo cách này? Và quan trọng hơn là có lý do gì để lo ngại về nó hay không?

Hãy kiểm tra với Tiến sĩ Marisa Garshick, bác sĩ da liễu và Krupa Koestline, nhà hóa mỹ phẩm sạch và là người sáng lập trung tâm làm đẹp KKT Consultants để phá bỏ huyền thoại >chăm sóc da này.

Chức năng của Da là gì?

Ảnh minh họa

Da vốn là cơ quan lớn nhất của cơ thể, điều quan trọng là phải hiểu mục đích của làn da. Tiến sĩ Garshick cho biết da có nhiều chức năng quan trọng bao gồm "đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể và ngăn chặn sự xâm nhập của các chất hoặc vi khuẩn khác nhau." Nó cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tạo ra những cảm giác khi chạm vào.

Các sản phẩm chăm sóc da có được hấp thụ vào da không?

Ảnh minh họa

Hãy quay lại vai trò chính của làn da như một hàng rào bảo vệ cơ thể. Bởi vì nó được thiết kế bởi tạo hóa để tránh mọi thứ, không phải mọi sản phẩm chăm sóc da đều thấm vào da như một miếng bọt biển. Chuyên da Koestline khẳng định: "Không dễ dàng chỉ bôi một thứ gì đó lên da để nó thẩm thấu, cần rất nhiều thử nghiệm, nghiên cứu và phát triển để tạo ra các loại thuốc và mỹ phẩm thẩm thấu qua da". 

Công thức và liều lượng của sản phẩm quyết định cách da hấp thụ. Koestline giải thích: "Các thành phần chăm sóc da chia nhỏ và tương tác khác nhau với da dựa trên những gì chúng đang có. Về mặt sinh học, phần ngoài cùng của da chúng ta là một lớp kép phospholipid. Vì vậy, các sản phẩm và nhũ tương tan trong dầu có thời gian thẩm thấu dễ dàng hơn các thành phần gốc nước." Kích thước phân tử của thành phần cũng là một yếu tố trong cách nó thâm nhập vào da. Các phân tử lớn hơn ở trên cùng của da, trong khi các phân tử nhỏ hơn có khả năng thâm nhập sâu hơn.

Tuy nhiên, ngay cả khi một công thức không thể thẩm thấu vào da, điều đó không có nghĩa là nó không có bất kỳ lợi ích nào. Tiến sĩ Garshick chia sẻ: "Nói chung, phân tử càng lớn thì càng khó xuyên qua hàng rào bảo vệ da và được hấp thụ. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là những sản phẩm này không hiệu quả vì điều quan trọng là chăm sóc và nuôi dưỡng hàng rào bảo vệ da ngay cả khi sản phẩm ít thấm vào da và khó hấp thụ."

Phân tử Liposome

Một công nghệ làm đẹp là liposome, nó được tìm thấy trong các miếng dán làm đẹp trên da. Chuyên gia Koestline giải thích: "Các miếng dán hay mặt nạ làm đẹp được thiết kế theo cách có các dưỡng chất thâm nhập vào các lớp sâu hơn của da để đảm bảo phân tử hoạt hiệu quả. Hoạt chất Liposome thường được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này."

"Qúa trình Hấp thụ cũng có thể bị ảnh hưởng nếu sản phẩm cũng đang bị che khuất hoặc được phủ lên trên, có thể làm tăng độ thẩm thấu nếu nó được kết hợp với chất tăng cường độ thẩm thấu giúp các chất hấp thụ tốt hơn hoặc nếu có bất kỳ dụng cụ hoặc thiết bị nào khác được sử dụng" Tiến sĩ Garshick cho biết thêm.  

Sự hấp thụ có phụ thuộc vào vị trí sản phẩm được thoa lên không?

Da trên hoặc xung quanh mắt của bạn mỏng hơn da trên khuỷu tay của bạn. Tiến sĩ Garshick cho biết: "Trong một số trường hợp, các sản phẩm thẩm thấu vào da có thể phụ thuộc vào khu vực của cơ thể vì độ dày của các lớp da có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí được thoa. Ngoài ra, nó không chỉ là sự dễ dàng để đưa sản phẩm qua da mà nó còn có thể phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của các mạch máu tại một vị trí nhất định."

Tiến sĩ Garshick nói rằng để một sản phẩm có thể đi vào máu nó sẽ phải bao gồm các phân tử nhỏ hoặc có hệ thống phân phối cho phép nó thâm nhập vào hàng rào da và có cả đặc tính tan trong nước và dầu. Tiến sĩ cũng giải thích thêm rằng : "Vì nhiều sản phẩm chúng tôi sử dụng không nhất thiết phải phù hợp với tiêu chí này, nên không chắc 60% của sản phẩm được hấp thụ vào máu."

Bộ lọc UV hóa học là một ví dụ về một thành phần có thể xâm nhập vào máu. Mặc dù đây là một lý do tại sao có phản ứng dữ dội đối với kem chống nắng hóa học mà chúng ta thoa lên da trong những năm gần đây. Tiến sĩ Garshick nhấn mạnh rằng tác động thực sự của các thành phần đi vào máu vẫn chưa được biết rõ.

Theo Instyle
An Nhiên (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe