Mụn bọc thường gây đau rát, khó chịu và dễ để lại nhiều vết thâm sẹo trên da. Vì vậy, bạn không nên tùy tiện áp dụng các cách trị mụn bọc ở mũi hay má, cằm… nếu như không hiểu rõ làn da của mình cũng như tác dụng của phương pháp điều trị. 

Tào Vân 10:38 11/01/2020

Thông thường, nguyên nhân gây >mụn bọc ở mũi như: hệ bài tiết không khỏe làm cho tuyến bã nhờn hoạt động không tốt, rối loạn hormone trong cơ thể, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, >chăm sóc da không đúng cách… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, bạn chỉ cần nắm vững những biện pháp phòng tránh và cách >trị mụn bọc ở mũi sau đây thì chỉ trong thời gian ngắn da sẽ sạch mụn, khỏe khoắn, trở nên mịn màng và tươi sáng hơn. 

Mụn bọc ở mũi là bệnh gì?

Mụn bọc ở mũi là một bệnh lý về da, là thể nặng của mụn trứng cá, có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường. Ban đầu, mụn bọc chỉ là những cục sần cứng nhỏ có màu đỏ, nhưng sau đó sẽ phát triển bắt đầu sưng to đầy mủ bên trong, khiến cho da bị tổn thương và nhìn rất mất thẩm mỹ. Nếu không có cách điều trị kịp thời và hiệu quả, mụn bọc tiếp tục phát triển, gây viêm nhiễm sâu dưới lớp tế bào dễ để lại sẹo thâm và sẹo lõm.

Mụn bọc ở mũi là một bệnh lý về da

Mụn bọc có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng với các nang sâu và cứng đầu. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và năng suất công việc. Do đó, khi gặp phải bệnh lý về da này cũng đều mong muốn nhanh chóng tìm ra >cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả, để giải quyết dứt điểm tình trạng này. 

Cách trị mụn bọc ở mũi không để lại sẹo

Nguyên lý để điều trị mụn bọc hiệu quả là phải loại bỏ được các yếu tố có hại cho da, làm sạch bề mặt da cũng như kiểm soát tuyến bã nhờn, tăng cường bảo vệ và phục hồi từ bên trong. Đồng thời, bạn cần nâng cao thể trạng, sức đề kháng, tăng cường công năng đào thải độc tố của gan và thận, cân bằng nội tiết trong cơ thể để trị mụn triệt để không tái phát. Muốn được như vậy, bạn hãy áp dụng cách trị mụn bọc ở mũi bằng phương pháp kết hợp: “trong ăn uống, ngoài bôi”. 

Cụ thể là: 

Trong ăn uống: 

Thực phẩm ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình mụn trên da. Nhìn chung, khi thể trạng yếu, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, thận hoạt động kém sẽ khiến da mọc nhiều mụn. Vì vậy, khi bị mụn bạn nên tránh thức ăn ngọt để không làm tăng lượng đường trong máu và tác động đến tình trạng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ theo chế độ ăn cho người bị mụn để tình trạng không trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả và thực phẩm chứa nhiều probiotic để có làn da mịn màng như: 

Cá 

Cá là thực phẩm tuyệt vời bổ sung các axit béo như omega-3 và omega-6, rất cần để giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, phục hồi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Do đó, hàng ngày bạn nên bổ sung cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ… vào trong thực đơn dinh dưỡng của mình. 

Cá giàu omega 3 tốt cho da mụn

Trà xanh

Lá trà xanh có chứa 2 chất Phenolic và Catechin, có khả năng giúp sát trùng và kháng khuẩn giúp loại bỏ các chất bã nhờn và bụi bẩn bám vào da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, lá trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh như EGCG giúp chống lại sự tác động của các gốc tự do, nguy cơ ung thư da, chống lão hóa và kích thích tái tạo da. Các chất như Carotenoid, polyphenol, tocopherols trong lá trà xanh cũng có tác dụng chống lão hóa, giúp da phục hồi nhanh hơn sau khi trị mụn ẩn. Còn các vitamin nhóm B, A, C, E trong lá trà xanh kích thích da khỏe lên từ bên trong, đẩy mụn ẩn và ngăn ngừa mụn ẩn phát sinh. Chính vì vậy, nước trà xanh là một thức uống tốt, giúp điều trị mụn từ sâu bên trong, để có làn da khỏe mạnh. 

Trái cây và rau củ

Ăn nhiều hoa quả và rau cải tự nhiên chứa nhiều beta-carotene, giúp giảm bớt bã nhờn và chống viêm một cách tự nhiên. Đặc biệt, những loại rau có màu xanh đậm có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc loại bỏ các tạp chất trong cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp da tươi sáng, không bị mụn tấn công. 

Trái cây, rau củ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da mụn

Thực phẩm giàu Probiotic

Những thực phẩm giàu probiotic có thể làm giảm chứng viêm và tình trạng mất cân bằng oxy hóa nên có thể làm giảm mụn trứng cá. Chính vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày bạn hãy ăn nhiều sữa chua, bắp cải bơ, socola đen, tảo vi, súp miso, dưa chua, tempeh, kimchi và trà kombucha… để bổ sung probiotic cho cơ thể. 

Ngoài bôi:

Vừa bổ sung dưỡng chất từ bên trong, bạn cần phải kết hợp với việc điều trị từ bên ngoài bằng cách áp dụng một số cách như: 

Cách trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng

Kem đánh răng có chứa 2 thành phần chính là Silica và Sodium pyrophosphate giúp diệt các vi khuẩn gây mụn, đồng thời giúp phục hồi tổn thương do mụn gây ra. 2 thành phần này sẽ giúp hạn chế sưng, viêm do mụn bọc gây ra.

Kem đánh răng có tác dụng trị mụn rất tốt

Bên cạnh đó, lượng baking soda có trong kem đánh răng có tác dụng kiềm chế dầu. Do đó, chỉ cần áp dụng cách này sau một đêm, các vết mụn sẽ giảm viêm, giảm sưng và không còn đau nhức.

Bạn hãy rửa mặt bằng sữa rửa mặt và lau khô bằng khăn bông. Sau đó, thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên từng nốt mụn bọc, thư giãn khoảng 15-20 phút thì rửa sạch bằng nước lạnh. Với cách này bạn chỉ cần thực hiện 2-3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo

Giấm táo có tác dụng làm giảm viêm và sưng ở nốt mụn và cũng giúp cân bằng độ pH da của da. Vì thế, bạn hãy thoa trực tiếp giấm táo lên nốt mụn bọc ở mũi và để khô tự nhiên. Sau đó, bạn rửa sạch lại với nước mát. 

Tuy nhiên nếu da bạn quá nhạy cảm thì cần phải pha loãng giấm táo trước khi thoa lên da. Mỗi ngày áp dụng 1 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Trị mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà

Trị mụn bọc bằng dầu tràm trà vô cùng hiệu quả

Tinh dầu tràm trà là có chức năng diệt vi khuẩn, virus và diệt nấm rất tốt. Hơn nữa, loại tinh dầu thiên nhiên này cũng có tác dụng ngăn ngừa sẹo khi mụn bọc đã lành. Chính vì vậy, bạn hãy thoa tinh dầu tràm trà lên nốt mụn bọc ở mũi và những khu vực xung quanh. Sau đó để ít nhất trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước. Bạn có thể thoa tinh dầu tràm trà lên mụn bọc ở mũi khoảng 2–3 lần trong một ngày. 

Có nên nặn mụn ở mũi?

Nặn mụn chính là một trong những cách phổ biến để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, mụn bọc và mụn mủ là hai loại mụn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Bởi trong mụn bọc và mụn mủ chứa khá nhiều dịch mủ, khi nặn ra có thể chảy ra và gây viêm nhiễm cho các vùng da xung quanh. Do đó, bạn cần rửa tay thật sạch trước khi nặn mụn, để vi khuẩn không thể từ tay tấn công sang vùng da mụn khác và khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên, bất kỳ cách nặn mụn ở mũi nào bạn cũng nên hạn chế thực hiện, bởi áp dụng không đúng cách, đúng thời điểm sẽ giống như con dao hai lưỡi làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Bạn cần hạn chế nặn mụn 

Do đó, trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp nào, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị diễn ra an toàn.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả, áp dụng cho đúng, hạn chế xảy ra tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi hay sẹo lõm không mong muốn. 

Tào Vân | Theo Phụ nữ sức khỏe