Kem chống nắng có thể hấp thụ hoặc phản chiếu lại một số bức xạ cực tím trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp bảo vệ da chống các tác hại của ánh nắng.
Cả nước đang vào đợt nắng nóng, tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời càng cao hơn các mùa khác gây ra sạm da, lão hóa da sớm,..., một số trường hợp nếu tiếp xúc nhiều, tia UV có thể góp phần gây ung thư da. Do đó, bảo vệ da tránh tia cực tím là rất cần thiết nhưng, liệu chúng ta đã bôi kem chống nắng đúng cách?
1. Các loại kem chống nắng
Kem chống nắng vật lý
Là loại tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời gian, ít gây kích ứng, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm và cả da em bé, tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài. Nhưng thường tạo vệt trắng trên da và chất kem dày đặc dễ gây mụn.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học có những điểm cộng mà kem chống nắng vật lý không làm được như: có kết cấu nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông; không để lại vệt trắng trên da, dễ thấm vào da; lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý; có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước; dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót >trang điểm.
Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp nhé.
Để tránh bụi bẩn bít tắc bạn phải đảm bảo làn da mình đã được làm sạch rồi mới bôi kem chống nắng. Sau đó lấy lượng kem vừa đủ, chấm lên mặt vài điểm rồi tán đều nhẹ nhàng.
Sử dụng kem chống nắng cho cả các phần da hở tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cổ, mặt, tay, chân… .Hãy bôi khoảng 30 phút trước khi ra nắng để tối ưu khả năng bám dính của kem và tăng thời gian hiệu quả.
Và đừng quên tẩy trang sau khi dùng kem chống nắng để tránh bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
3. Một số lưu ý khi dùng kem chống nắng
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ được da trong hè này.