Chị đi khám, bác sĩ nói hai hàm đều đã bị viêm, nhiễm trùng tủy. Riêng hàm trên, phần viêm "ăn" lên xoang mũi.
Theo thông tin từ VnExpress, 13 năm trước, chị Thi, 37 tuổi, ở TP HCM, chi hơn 50 triệu đồng để làm 12 >răng sứ bọc kim loại. 7 năm sau, chị đến một cơ sở nha khoa khác, đổi răng sứ kim loại cũ sang loại sứ 100% và bổ sung thêm vài răng nữa để cả hàm đều đẹp hơn.
Tuy nhiên, chị thường xuyên bị tụt rớt và mẻ hai răng cửa cũng như 4 răng xung quanh, phải đi bảo hành, thay răng khác trong nhiều năm khiến chân răng ngày càng bị thu nhỏ. Gần đây, chị Thi liên tục bị đau hàm dưới, song vẫn nghĩ do thói quen chống tay dưới cằm gây đau.
Tháng 5, trong chuyến đi đến Ladakh, Ấn Độ, nhiệt độ xuống thấp khiến hàm dưới chị Thi càng khó chịu, đau buốt và có dấu hiệu sưng. Chị đi khám, bác sĩ nói hai hàm đều đã bị viêm, nhiễm trùng tủy. Riêng hàm trên, phần viêm "ăn" lên xoang mũi.
Tiến sĩ, bác sĩ Lâm Đại Phong, Phòng khám Dr. Phong Aki, đồng sáng lập trang Y học Cộng đồng, người trực tiếp khám, cho biết bệnh nhân được điều trị viêm tủy bằng phương pháp laser kèm năng lượng quang học, sóng âm, rung rửa siêu âm... giúp làm sạch, lành thương.
Sau 5 tháng, tình trạng chị Thi ổn định, song phải theo dõi, tái khám thường xuyên.
Hay, cô gái 26 tuổi cũng được các bác sĩ Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), khám phát hiện nang xương hàm trên do cầu răng cửa sứ hàm trên bị viêm nhiễm lâu ngày, gây ra tụt lợi, viêm lợi, miệng hôi, mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn tới lệch khớp cắn, mất chức năng ăn nhai, thậm chí viêm tủy, hỏng cả răng gốc... Bệnh nhân được phẫu thuật loại bỏ cầu răng sứ và nang xương hàm, phục hình răng thẩm mỹ.
Dẫn tin từ báo Nghệ An, theo TS, BS Phạm Thanh Hà - Phó Giám đốc Trung tâm chỉ đạo tuyến, Trưởng Khoa Điều trị Nội nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương: “Bọc răng sứ là giải pháp tốt giúp khắc phục các khuyết điểm về răng như : răng đều nhưng màu răng xấu, men răng bị tổn thương, hình thể răng không đẹp. Tuy nhiên, việc bọc răng sứ có thể gây ảnh hưởng tới >sức khỏe nếu kỹ thuật thực hiện không tốt, chỉ định sai...”.
Theo tìm hiểu, phần lớn với các trường hợp gặp phải các biến chứng sau khi bọc răng sứ hiện nay thường bắt nguồn từ 2 yếu tố:
Thứ nhất: Chất lượng răng sứ không đảm bảo. Thông thường để đảm bảo cho việc ăn nhai, răng sứ thường được làm từ các vật liệu cứng cáp, có độ bền cao. Nếu cơ sở nha khoa sử dụng các dòng sứ kém chất lượng, không rõ xuất xứ, có độ bền rất thấp, dễ bị nứt vỡ khi ăn nhai, đổi màu sắc sau một thời gian ngắn.
Nguyên nhân thứ 2: Tay nghề của bác sĩ không đảm bảo. Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa đòi hỏi chuyên môn cao, người thực hiện phải có tay nghề và kinh nghiệm. Bởi nếu sai kỹ thuật, không đúng quy trình thì có thể dẫn đến tạo hình răng không chuẩn, bị vênh hay lệch, nghiêm trọng hơn là sai lệch khớp cắn dẫn đến rối loạn thái dương hàm.
Thậm chí, có trường hợp khách hàng bị mài cùi răng quá nhiều dẫn đến mất cấu trúc răng, xâm lấn tủy, gây ê buốt răng; ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai và các bệnh răng miệng khác.