Cây hoa đậu biếc là một loài cây leo, thường được thấy ở hàng rào. Một số người thắc mắc liệu quả hoa đậu biếc có ăn được không, có giống đậu bình thường không?

Cúc Nguyễn 07:04 17/03/2020

Cây hoa đậu biếc là một loài cây thân nhỏ, mọc dây leo thành giàn. Hoa đậu biếc có nhiều công dụng >làm đẹp hữu hiệu, nó còn được dùng làm trà, hoặc làm trân châu chẳng hạn. Loài cây này có quả và hạt cũng khá giống với các loại đậu khác. Do đó, nhiều người thắc mắc về tác dụng của hoa đậu biếc cũng như không biết liệu quả hoa đậu biếc có ăn được không. Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn!

Quả hoa đậu biếc có ăn được không? - Ảnh minh họa: Internet

Đặc điểm của cây hoa đậu biếc

Cây hoa đậu biếc là một loài cây thân thảo, sống lâu năm và được nhiều người trồng làm giàn hoa, cây cảnh. Thân cây mềm mại, có thể leo dọc hàng rào nhìn rất đẹp mắt. Cả thân và cành đều có lông mảnh. Cây đậu biếc có nhiều nhánh. Với những cây lâu năm, chúng có thể cao từ 3 đến 10m. Do đó, loài cây này còn được dùng để tạo nên một giàn che bóng mát. Chúng khá dễ trồng và chăm sóc như các loại cây thông thường khác.

Thân cây đậu biếc khi non thì có màu xanh, khi về già sẽ có màu nâu. Lá cây có hình bầu dục, thon dài và màu xanh đậm. Lá mọc đối nhau, có các đường gân rõ rệt. Hoa có màu xanh tím nhẹ nhàng và trắng ở phần thân, thường mọc thành từng chùm và mọc ở nách lá. Do đó, cây đậu biếc còn được gọi là cây hoa đậu tím.

Cây hoa đậu biếc hay còn gọi là cây hoa đậu tím - Ảnh minh họa: Internet

Quả hoa đậu biếc có ăn được không?

Quả hoa đậu biếc non có thể ăn được. Theo dân gian, rễ và quả cây hoa đậu biếc có thể dùng trong chữa bệnh. Rễ cây có vị đắng chát, lợi tiểu, nhuận tràng, làm dịu và săn da. Ở một số nước, hạt đậu biếc còn được dùng để làm thuốc có tác dụng giải nhiệt với liều lượng vừa đủ, chữa lao phổi, đau ngực, viêm lở da, thuốc xổ, chữa mụn mủ,...

Tuy nhiên theo nghiên cứu y học hiện đại, hạt đậu biếc có chứa chất dầu (khoảng 12%). Chất này có thể khiến bạn bị ngộ độc khi nuốt phải. Thường thì ngộ độc sẽ xảy ra ở trẻ em nếu ăn quá nhiều hạt. Bên cạnh đó, quả hoa đậu biếc có thể khiến niêm mạc đường ruột bị kích thích, gây nôn mửa và tiêu chảy nặng. 

Đậu non có thể ăn được nhưng có thể gây ngộ độc cho trẻ em nếu ăn nhiều - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, những nhà có trẻ nhỏ nên để chúng tránh xa khỏi giàn cây đậu biếc. Nếu không biết, trẻ có thể vặt cây chơi, thậm chí cho vào miệng và ngộ độc là điều khó tránh. Ngoài ra, hạt và thân cây có chứa axit amin và dầu độc nên được dùng để chế tạo thuốc tẩy. 

Hoa đậu biếc có ăn được không?

Công dụng của hoa đậu biếc rất đa dạng. Trong đó nổi bật nhất chính là công dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

Tốt cho não bộ và trí nhớ

Hoa đậu biếc chứa chất proanthocyanidin giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, có thể điều trị các bệnh liên quan đến não bộ đồng thời tăng cường trí nhớ. Những người hay quên, thiếu máu lên não thì có thể dùng hoa đậu biếc để cải thiện tình trạng này.

Hoa đậu biếc tốt cho não bộ và trí nhớ - Ảnh minh họa: Internet

Giúp cơ thể thải độc

Rễ và hạt của cây bậu biếc có khả năng kích thích, khiến bạn nôn chất độc ra ngoài, từ đó giúp bảo vệ cơ thể một cách hiệu quả. Trong nhiều bài thuốc, cây đậu biếc còn có tác dụng trị nọc độc của rắn. 

Trị cảm cúm, sốt

Rễ cây đậu biếc có vị đắng, tính kháng khuẩn cao giúp hạ sốt nhanh và an toàn. 

Trị viêm, sưng và rửa vết thương

Hoa đậu biếc chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát trùng vết thương, trị sưng viêm. Trong đó, clioxide sẽ chống lại vi khuẩn E.coli, P.aeruginosa và K.pneumoniae, giúp vết thương mau lành. Bên cạnh đó, hoa đậu biếc còn giúp giảm bớt vết sưng mủ, viêm nặng, giúp khô thoáng vết thương và ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

Nước hoa đậu biếc có thể dùng để rửa vết thương, trị sưng viêm - Ảnh minh họa: Internet

Tốt cho bệnh tiểu đường

Hiện nay, tình trạng bệnh tiểu đường đang gia tăng đáng báo động. Hoa đậu biếc có tác dụng kích thích sản xuất insulin cho người bệnh tiểu đường, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Dùng để chế biến món ăn

Bên cạnh công dụng chữa bệnh, hoa đậu biếc còn được sử dụng để chế biến món ăn, đặc biệt là món xào. Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoa đậu biếc để làm trà, nước ép trái cây,... Loài hoa này cũng có màu tím đẹp nhẹ nhàng, thường được sử dụng để trang trí bàn ăn hoặc tạo màu.

Hoa đậu biếc được dùng để làm trà rất đẹp mắt - Ảnh minh họa: Internet

Đẹp da

Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy hóa, ví dụ như Blue – Proanthocyanidin. Chất chống oxy hóa này còn mạnh hơn cả vitamin C và vitamin E. Do đó, hoa đậu biếc sẽ giúp làm chậm sự lão hóa da, giúp làn da ngày càng đẹp và căng bóng. Bởi vậy, nhiều loại mỹ phẩm đã sử dụng thành phần này.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi quả hoa đậu biếc có ăn được không cũng như tác dụng của hoa, quả đậu biếc là gì. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích tiếp theo!

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe