Chỉ cần thực hành 9 mẹo này bạn sẽ không bao giờ tiêu quá tay hay bước ra khỏi siêu thị với cái ví xẹp lép.
Đã bao giờ bạn nghĩ dự định của mình là chỉ vào siêu thị và chỉ mua đúng món đồ mình dự định từ trước nhưng khi bước ra với cái ví nhẹ bỗng và tay xách nách mang chưa? Tình trạng này có vẻ quá quen thuộc của các chị em và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Để đối phó với những "cám dỗ" bủa vây và giữ được càng nhiều tiền lương càng tốt thì hãy thử 9 cách sau đây:
Có rất nhiều cách để sở hữu được các phiếu giảm giá, hay từ các chương trình của thương hiệu, của cửa hàng hoặc trên các trang thương mại điện tử. Cách tốt nhất để sử dụng phiếu giảm giá giấy là chuẩn bị sẵn chúng trước khi chuẩn bị đi mua sắm. Càng thu thập được càng nhiều thì càng tốt.
Ngoài ra bạn cần nhớ mang theo thẻ tích điểm của các siêu thị để có thể tiết kiệm thêm. Sau khi mua về, bạn hãy kiểm tra biên lai, trong đó liệt kê tổng số tiền tiết kiệm và nghĩ xem bạn đã giữ bao nhiêu tiền trong ví hoặc túi xách của mình.
Tất cả chúng ta đều mắc phải sai lầm này. Chúng ta đi đến siêu thị, chất đầy giỏ hàng với những gì mình thích, về nhà và thấy đã có hai gói bơ trong tủ lạnh, ba hộp mì ống và ba lọ dưa chua giống nhau…
Nên: Hãy kiểm kê trước khi ra khỏi nhà mua sắm thứ gì đó.
Có một mẹo đó là: Lập kế hoạch cho các bữa ăn hàng ngày với những gì bạn có. Nếu có thịt bò, hãy mua thêm cà rốt, khoai tây,... Chỉ mua đủ hoặc tận dụng tất cả những gì mình đang có tại nhà.
Bạn hãy lên kế hoạch một tuần ăn gì. Nếu biết mình sẽ nấu món gì trong tuần sẽ giúp cho việc mua hàng được kiểm soát. Vì vậy, khi bạn đến cửa hàng, hãy suy nghĩ trước một cách khôn ngoan. Ví dụ như một đĩa salad được ăn vào thứ hai, giữa tuần có thể là thịt kho tàu với rau muống luộc. Cá sẽ ăn vào thứ sáu,…
Lên kế hoạch sẽ giúp tiết kiệm cho việc mua sắm, bởi việc mua sau đó trở thành thứ bạn cần, không phải thứ bạn thấy và muốn.
Mẹo thứ tư là: đừng bao giờ mua sắm khi đói. Khi bụng bạn đang cồn cào và mọi thứ trông thật ngon lành và khi bạn về nhà sẽ thấy những túi đầy đồ ăn vặt đắt tiền mà bạn không bao giờ có ý định mua hoặc không cần thiết để mang về nhà.
Hãy để ý đến những gì bạn đang chi tiêu. Nếu bạn có thể ghi nhớ trong đầu, điều đó sẽ thật là tốt. Nếu cách đó không hiệu quả, hãy ghi một tờ giấy hay quyển sổ, sau đó theo dõi những gì bạn đã mua và chi tiêu. Hoặc có thể sử dụng các app >quản lý chi tiêu trên điện thoại.
Gạch đầu dòng trước những thứ bạn muốn mua và số tiền dự định để bạn bước vào siêu thị với suy nghĩ chắc chắn về số tiền bạn sẽ chi tiêu, nếu cần có thể sử dụng máy tính trên điện thoại để giúp bạn kiểm soát được khoản tiền cần chi.
Nhiều siêu thị sẽ bắt đầu giảm giá bánh ngọt sau 6h chiều hay một mặt hàng giảm giá trông đặc biệt hấp dẫn trên tờ rơi được gửi đến, hãy nhớ đến cửa hàng sớm trong thời gian đó. Nếu chần chừ thêm vài ngày nữa có thể tốn tiền hơn, hoặc những món đồ có giá ưu đãi có thể không còn ở đó.
Có một số mặt hàng mang lại lợi ích lớn khi mua số lượng lớn - giấy vệ sinh, khăn giấy, cà phê, sinh tố, thức ăn cho chó, dầu gội đầu (mua chai với dung tích lớn)… vì có thể tiết kiệm được nhiều hơn nếu mua lẻ hoặc size nhỏ, nếu bạn mua theo lốc thường được tặng kèm thêm một món đồ gì đó.
Nhưng hãy nhớ xem trước hạn sử dụng và cách thức bảo quản để đảm bảo sử dụng được hết những món đồ đã mua.
So sánh giá trung bình của các mặt hàng bạn mua thường xuyên tại các siêu thị khác nhau. Sau đó, thường xuyên đến siêu thị có các mặt hàng với giá thấp hơn. Cố gắng hạn chế mua sắm ở một hoặc hai siêu thị. Lái xe khắp nơi sẽ tốn nhiều xăng hơn so với việc bạn chi thêm một hoặc hai chục cho hóa đơn của mình.
Hãy nghĩ một cách logic hơn. Một quả dưa còn nguyên sẽ rẻ hơn một quả được cắt nhỏ và bỏ vào khay xốp. Cách này hay được áp dụng với hoa quả hoặc rau củ. Hộp lớn hơn thường tiết kiệm tiền. Bạn sẽ tiết kiệm, miễn là nó không cận date. Hãy nhớ đừng mua nhiều hơn mức bạn có thể sử dụng.