Giấm trắng chủ yếu được sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ trong nhà bếp. Các ứng dụng chính của giấm khi nấu ăn bao gồm làm dưa muối, salad, khử mùi tanh. Ngoài ra giấm cũng có những công dụng tuyệt vời khác đối với cuộc sống của bạn.

Thanh Thủy (TH) 07:00 15/12/2021

Giấm là một chất lỏng có vị chua, thành phần gồm 4 đến 7% axit axetic (CH3COOH) và 93 đến 96% là nước, được tạo ra bằng công thức lên men. Giấm với 20% axit axetic được sử dụng cho mục đích nông nghiệp hoặc làm sạch và tránh dùng cho người.

Giấm xuất hiện khá lâu với nhiều hương vị cũng như tên gọi khác nhau tùy vào nguyên liệu để làm ra giấm. Thông thường người ta sẽ lên men rượu với một loại trái cây nào đó để tạo thành giấm táo, giấm chuối, giấm dứa, giấm kiwi,...

Ngày nay, để tiện lợi và tìm mua dễ dàng người sử dụng đã dần chuyển qua dùng giấm công nghiệp được bày bán rộng rãi ở các siêu thị, cửa hàng.

Từ những nghiên cứu, giấm đã được khẳng định có một số lợi ích >sức khỏe bao gồm hỗ trợ tiêu hoá, kháng khuẩn, trị gàu và ngứa da đầu,....Có nhiều người khám phá ra những lợi ích của giấm đối với sức khỏe và sử dụng nó như một phương thuốc chữa trị tất cả mọi thứ từ bệnh nhẹ đến các bệnh mãn tính.

Nhưng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố về hiệu quả của giấm trong việc điều trị các bệnh mãn tính. Do vậy, hãy tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng giấm như một phương thuốc chữa bệnh. Giấm đậm đặc có thể gây hại cho da và miệng của bạn khi tiếp xúc trực tiếp.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của giấm và một số ứng dụng hữu ích của nó đối với gia đình bạn:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng giấm táo điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng insulin sau bữa ăn. Tuy nhiên, nó không thể thay thế các loại thuốc thông thường, chỉ thêm giấm như một thành phần của chế độ ăn uống.

2. Kháng khuẩn

Vì đặc tính kháng khuẩn, giấm có thể hữu ích để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nấm móng tay, mụn cóc và nhiễm trùng tai ở dạng pha loãng. Nó cũng là một phương pháp điều trị tại chỗ khá hiệu quả trong nhiễm trùng và bỏng da.

3. Giảm mùi mồ hôi chân 

 

Chân tiết nhiều mồ hôi và có mùi không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp và sinh hoạt. Các nguyên nhân gây hôi chân thường gặp như:

- Do tuyến mồ hôi chân hoạt động quá mức (thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền)

- Mang giày dép có chất liệu bí và kín khiến mồ hôi ứ đọng bên trong và gây ra mùi khó chịu.

- Các bệnh lý ở vùng da chân như nấm da, nhiễm trùng, viêm da cơ địa,...

- Không giặt tất thường xuyên và hay mang lại tất cũ.

Mùi khó chịu của mồ hôi chân thường gây ra do của mồ hôi và vi khuẩn để lại trên chân và trong giày của bạn. Vì giấm được sử dụng để chống lại cả nấm và vi khuẩn do vậy bạn có thể sử dụng dung dịch này pha loãng để khử mùi.

Cách thực hiện: Dùng một lượng nước khoảng 2 lít pha với 100 ml giấm trắng, nước ấm ở nhiệt độ thích hợp khoảng 45 độ C. Ngâm chân trong chậu không để ngập mắt cá chân.

Sau khi ngâm được khoảng 5 đến 10 phút cho chân mềm và ấm, có thể massage chân để kích thích các huyệt đạo. Nếu nước nguội bớt, có thể cho thêm nước ấm và ngâm khoảng từ 25 đến 30 phút là được.

Thực hiện mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm, bạn sẽ không phải chịu đựng mùi khó chịu khi tháo giày ra. Hãy rửa sạch chân sau khi ngâm trong dung dịch vì không phải ai cũng thích mùi giấm.

4. Giảm triệu chứng ngứa ở người bơi lội

Những mẩn ngứa liên quan đến mẩn ngứa khi đi bơi thường trông giống như những nốt mụn đỏ hoặc những vết rộp. Nó có thể xuất hiện vài phút hoặc vài ngày sau khi bơi.

Các triệu chứng có thể từ bị khó chịu nhẹ đến bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy nghiêm trọng. Gãi có thể làm đau và bị sưng hoặc làm cho da bạn trở nên bị nhiễm trùng. Nhiễm nấm này có thể dẫn đến da khô, bong tróc và ngứa, hoặc thậm chí là viêm và mụn nước.

Do tác dụng chống nấm của giấm, có thể giúp điều trị nhiễm nấm. Thường xuyên ngâm chân trong dung dịch giấm pha loãng có thể làm giảm các triệu chứng và kiểm soát nhiễm trùng.

 

5. Giảm cảm giác khô và nứt nẻ gót chân

Vùng da ở gót chân khô thường xuyên nứt nẻ khiến bạn mất tự tin, muốn xử lý để đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ.

Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, dưỡng chất và đặc biệt là uống nhiều nước, thường xuyên tẩy tế bào chết ở vùng gót chân thì việc sử dụng một số sản phẩm quen thuộc trong gia đình có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Giấm có nhiều loại axit làm mềm da, ngâm chân trong nước ấm với giấm khoảng 10 phút rồi chà gót chân để tẩy da chết. Tính axit trong giấm cung cấp cho bàn chân khô của bạn một liệu pháp dưỡng ẩm xứng đáng và rẻ tiền. Da chân của bạn sẽ cảm thấy mịn màng hơn rất nhiều sau khi ngâm giấm.

*Nguồn: Tips and Tricks, MedicineNet.

 

Theo Khánh Linh/Tổ Quốc