Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, 4 loại trái cây là "chất xúc tác" của bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt rất nhiều người thích ăn.
Như chúng ta đã biết, trái cây chứa rất nhiều chất >dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và chất xơ đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh của cơ thể con người. Tuy nhiên, một số loại trái cây không nên ăn thường xuyên bởi chúng không có lợi cho >sức khỏe đường tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người có vấn đề về dạ dày, việc lựa chọn loại trái cây và ăn đủ lượng là điều vô cùng cần thiết.
Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo, 4 loại trái cây là "chất xúc tác" của bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt rất nhiều người thích ăn.
1. Cà chua bi
Cà chua bi hay còn gọi là cà chua nhỏ. Cà chua bi chứa nhiều vitamin, ăn vừa phải có thể bồi bổ dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của dạ dày, người không mắc bệnh đường tiêu hóa có thể ăn vừa phải để tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Cốc Truyền Linh, Giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Y tế và Tiêu hóa Thủ đô (Trung Quốc) cho biết, cà chua bi là loại quả có tính axit, người bị bệnh dạ dày ăn nhiều sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến bệnh dạ dày nguy hiểm hơn. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày nên ăn cà chua bi một cách điều độ.
2. Quả kiwi
Trái kiwi có tính nhuận tràng và giàu vitamin C. Được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", tuy nhiên, Châu Hân Nhi, phó bác sĩ trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Trung Đại thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc), nhắc nhở rằng trái kiwi có tính lạnh, ăn quá nhiều sẽ làm hỏng năng lượng dương của lá lách và dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy.
Ngoài ra, lượng lớn vitamin C và pectin chứa trong trái kiwi sẽ làm tăng axit trong dạ dày, tăng gánh nặng cho dạ dày và sinh ra các triệu chứng như đau bụng, axit pantothenic, ợ chua, triệu chứng sẽ trầm trọng hơn khi thời tiết nồm và lạnh. Vào mùa lạnh như hiện nay, những bệnh nhân bị bệnh dạ dày (tỳ vị, dạ dày thiếu dương khí) nên ăn ít, thậm chí không nên ăn kiwi.
3. Quả táo gai (sơn trà)
Táo gai ăn ngon miệng, có vị chua ngọt nên nếu không cẩn thận bạn sẽ ăn nhiều. Tuy nhiên, bác sĩ Lý Bân, phó giám đốc khoa Tiêu hóa của Bệnh viện thứ tư thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, nhắc nhở rằng những người có lá lách và dạ dày kém nên ăn ít táo gai, bởi nó sẽ làm tăng nồng độ axit dịch vị, dễ dàng phá huỷ hàng rào niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày, dễ gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Ngoài ra, những người này tiêu thụ quá nhiều táo gai có thể gây ra sỏi dạ dày. Do hàm lượng pectin và tanin trong táo gai cao nên sau khi tiếp xúc với acid dịch vị rất dễ kết tụ thành chất không tan trong nước, các chất này sẽ kết dính với cặn thức ăn tạo thành sỏi dạ dày, có thể gây viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thậm chí là hoại tử và thủng thành dạ dày. Tuy nhiên, ăn táo gai nấu chín sẽ làm giảm tác dụng của tanin.
4. Táo tàu tươi
Táo tàu mùa đông được mệnh danh là "viên vitamin" tự nhiên. Mặc dù vậy, BS Vương Hưng Quốc, Giám đốc Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), nhắc nhở rằng không nên ăn quá nhiều táo tàu tươi, nếu không sẽ làm tổn thương ruột và dạ dày.
Đó là do hàm lượng chất xơ trong táo tàu rất cao, ăn nhiều sẽ kích thích dạ dày và gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Phần lớn chất xơ tồn tại trong vỏ táo tàu, vỏ táo tàu mỏng và cứng, có cạnh sắc. Nếu niêm mạc dạ dày xảy ra tình trạng viêm, loét sẽ khiến đau nhức, khó chịu trầm trọng hơn.
(Nguồn: Aboluowang)